Hành vi chửi có cấu trúc một từ

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Đặc điểm cấu trúc của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

2.1.1. Hành vi chửi có cấu trúc một từ

Hành vi chửi có cấu trúc một từ là hành vi ngôn ngữ mang cấu trúc ngắn gọn nhưng có khả năng thể hiện được đầy đủ nội dung, suy nghĩ hay cảm xúc của người nói. Cấu trúc này được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng với số lượng là 24/177 hành vi chửi chiếm tỉ lệ 13,56%.

Biểu đồ 2.1.1: Hành vi ngơn ngữ chửi có cấu trúc một từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

13,56% 45,2% 27.12% 14,12% Cấu trúc 1 từ Cấu trúc 1 ngữ Cấu trúc 1 câu (Cụm C-V) Cấu trúc 1 đoạn văn

Với cấu trúc này, hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường biểu hiện ở một số từ ngữ diễn đạt như:

- Dùng các quán ngữ: mẹ khỉ, khốn, khốn nạn, khốn kiếp, mẹ kiếp,... Ví dụ:

(20) “Mẹ kiếp – Hạnh nghĩ – Bọn người này họ coi tiền như rác.” [16-tr.51] (Nguyễn Huy Thiệp, “Huyền thoại phố phường”)

(21) “Khốn nạn! Thằng hèn như thế mà đi hiến thân cho nó.” [16-tr.208]

(Nguyễn Huy Thiệp,“Giọt máu”) (22) “Mẹ khỉ, đời chán lắm,...” [16-tr.236]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những người thợ xẻ”)

(23) “ – Họ trốn ư?

- Đúng vào phút cuối cùng thì họ từ bỏ ý định, từ bỏ lời thề.

- Khốn kiếp!” [16-tr.271]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Mưa”) Hành động chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có cấu trúc một từ là các quán ngữ thường rất ngắn gọn, sắc lạnh. Sự lạnh lùng và thái độ gay gắt, mạnh mẽ là điều mà người đọc cảm nhận được qua từng hành vi chửi của nhà văn. Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đa dạng, phong phú, đó là mọi kiểu người, mọi nghề nghiệp trong xã hội. Do đó, tiếng chửi trong các tác phẩm đã phần nào phản ánh được hiện thực cuộc sống với những bi kịch, những bất hạnh, những suy đồi của con người, xã hội.

Trong hành vi chửi có cấu trúc một từ là các quán ngữ, chúng tôi nhận thấy, phần lớn tác giả sử dụng hành vi chửi “Khốn nạn” (10/24). Hành vi chửi “Khốn nạn” là sự bộc phát trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của nhân vật một cách gay gắt, quyết liệt, dữ dội. “Khốn nạn” theo “Đại từ điển Tiếng Việt” được giải thích theo hai nét nghĩa:

“Nghĩa thứ nhất: cơ cực đến ê chề, nhục nhã. Nghĩa thứ hai: hèn mạt, đáng khinh bỉ.”

Trong các hành vi chửi “Khốn nạn” của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có cả hai nét nghĩa trên.

Ví dụ:

(24) “Khốn nạn! Thằng hèn như thế mà đi hiến thân cho nó.” [16-tr.208]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Giọt máu”) Trường hợp trên, ta nhận thấy nét nghĩa thứ hai rõ ràng hơn cả. Đó là sắc thái khinh bỉ của Phong đối với hành động “hiến thân” của vợ cho người làm của mình.

Cũng có trường hợp cả hai nét nghĩa đều được thể hiện trong cùng hành vi chửi

“khốn nạn”. Ví như trong “Huyền thoại phố phường”, vì tiền bạc mà Hạnh ngang nhiên

ngang nhiên đe dọa cướp bóc giữa ban ngày. Nhân vật bà Thiều cảm thấy cuộc đời đã rất “khốn nạn” mà con người lại càng suy đồi hơn cũng tự thấy mình hổ thẹn, nhục nhã, ê chề vì làm mất danh dự của người phụ nữ đã có chồng, có con (đã từng có suy nghĩ làm chuyện vượt quá giới hạn với Hạnh):

(25) “- Cứ sống đi con, rồi con sẽ hiểu cuộc đời. Khốn nạn! Khốn nạn vô cùng!

Con phải biết rằng chính mẹ của con cũng là một con đàn bà khốn nạn!” [16-tr.56]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Huyền thoại phố phường”) Ngồi hành vi chửi “khốn nạn” thì hành vi chửi “Mẹ khỉ” cũng phổ biến trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khi xem xét ở cấu trúc 1 từ là quán ngữ.

Ví dụ:

(26) “Mẹ khỉ, đời chán lắm,...” [16-tr.236]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những người thợ xẻ”) (27) “Mẹ khỉ, cái thằng đểu này là điềm gở nhất của số phận mình.” [16-tr.236] (Nguyễn Huy Thiệp, “Tướng về hưu”) (28) “Mẹ khỉ! Có chồng càng dễ chơi ngang...” [16-tr.466]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Đưa sáo sang sông”) - Dùng các nhóm từ chỉ sự hạn chế về trí tuệ, nhận thức của con người: điên, rồ,

Ví dụ:

(29) “- Cả con cũng biết – E nói nghiêm trang

- Điên rồ! – Trưởng bản gầm lên. Ông nhìn sang các bơ lão cầu cứu. Ơng biết, người

già bao giờ cũng tìm ra được lối thốt đơn giản cho mọi rắc rối trên đời.” [16-tr.18]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những ngọn gió Hua Tát”) (30) “Cái Vi hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!” có phải khơng ơng?”

Cha tôi chửi: “Mẹ mày! Láo!”” [16-tr.110]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Tướng về hưu”)

- Dùng các từ tục tĩu, trần trụi, thô lỗ: cứt, dương vật, hạ bộ,... Kiểu chửi sử dụng lớp từ thông tục như vậy gây ra cảm giác rợn rợn cho người đọc. Hành vi chửi được cấu tạo như trên là hành vi có khả năng khinh bỉ, miệt thị, lăng nhục cao khiến đối phương bị xúc phạm nghiêm trọng đến thể diện và nhân phẩm.

Ví dụ:

(31) “Nhà vua nổi giận: Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê? Tao cắt d...

mày! Tao cho mày ăn cứt.” [16-tr.252]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Phẩm tiết”) (32) “Trương Chi bắt cá ném vào lòng thuyền. Chàng dùng hai hòn đá nhen lửa

nướng cá. Chàng ăn cá nhưng được vào miếng chàng lại nhổ đi. Chàng lại nói:

- Cứt!” [16-tr.289]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Trương Chi”) Có thể thấy, khi thực hiện hành vi chửi có cấu trúc một từ, người nói đã bộc lộ một cách tự nhiên, ngắn gọn, cô đọng những cảm xúc (tức giận, khinh bỉ, nhục nhã,...) không thể kiềm chế mà phải phát ra thành lời phù hợp với từng nhân vật, từng bối cảnh. Những hành vi chửi có cấu trúc một từ thường không xuất hiện từ xưng hô nhưng người đọc vẫn nhận biết được mục đích, đối tượng cũng như thái độ của người chửi đặt vào từng ngữ cảnh cụ thể của tác phẩm. Lối chửi có cấu trúc một từ như trên có cách dùng từ khá tương đồng nhau: “mẹ kiếp”, “mẹ khỉ”, “khốn”, “khốn nạn”, “khốn kiếp”,...

trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mà còn trong các tác phẩm của những nhà văn hiện thực phê phán khác như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,... Vậy mới thấy, các nhà văn thường lựa chọn cách chửi có cấu trúc một từ vì nó ngắn gọn nhưng đem đến hiệu lực phát ngôn cao.

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 40 - 44)