Dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 56)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2. Dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Huy Thiệp

Tiếp tục khảo sát, phân loại các dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ chửi trong 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thu được kết quả dưới đây:

Bảng 2.2: Dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Kết quả thống kê, khảo sát và phân loại được trình bày trực quan qua sơ đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện ở cả hai dạng cơ bản của hành vi ngôn ngữ: hành vi chửi trực tiếp và hành vi chửi gián tiếp. Theo kết quả ở trên, hành vi chửi trực tiếp xuất hiện với tần xuất cao hơn gấp 7 lần so với tần suất có mặt của hành vi chửi gián tiếp. Như vậy, phần lớn các hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được thực hiện dưới dạng trực tiếp. Ông đã trực tiếp để cho nhân vật

88,13% 11,87%

Hành vi chửi trực tiếp Hành vi chửi gián tiếp

Dạng thức thể hiện hành vi chửi

Tổng Trực tiếp Gián tiếp

Số lượng 156 21 177

bộc phát cảm xúc bằng hành vi chửi. Đồng thời, qua đó, nhà văn đưa ra sự đánh giá, nhận xét về hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm một cách trực tiếp, rõ ràng. Tuy hành vi chửi gián tiếp chiếm tỉ lệ ít, song khơng thể phủ nhận sự có mặt và đóng góp của chúng trong việc thể hiện đặc sắc truyện ngắn của tác giả. Cụ thể, chúng tơi sẽ phân tích các hành vi chửi trực tiếp và gián tiếp trong các truyện ngắn của tác giả Nguyễn Huy Thiệp.

2.2.1. Hành vi chửi trực tiếp

Hành vi chửi trực tiếp là dạng thức chửi có tỉ lệ áp đảo so với dạng thức còn lại chiếm đến 88,13% trên tổng số dạng thức hành vi chửi (156/177). Trong quá trình phân loại hành vi chửi trực tiếp, chúng tơi xét thấy có hai tiểu loại sau:

- Hành vi tự chửi

- Hành vi chửi đối tượng khác, hành vi này gồm hai đối tượng: + Đối tượng cụ thể

+ Đối tượng không xác định

Kết quả thống kê, phân loại được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2.1: Hành vi chửi trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Hành vi chửi trực tiếp Tổng

(Tính theo tổng số lượng hành vi chửi: 177/100%) Tự chửi

Chửi đối tượng khác Cụ thể Không xác định

Số lượng 10 118 28 156/177

Tỉ lệ (%) 5,65% 66,66% 15,82% 88,13%/100%

Cộng 5,65% 82,48% 88,13%/100%

Khơng khó để nhận thấy, hành vi chửi một đối tượng cụ thể chiếm số lượng lớn hơn cả với 118/156 hành vi chửi trực tiếp. Ngoài ra, đối tượng chửi không được xác định cụ thể cũng chiếm số lượng tương đối (15,82%).

2.2.1.1. Hành vi tự chửi

Hành vi tự chửi là hành vi mà người nói tự xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, đạo đức,... của bản thân mình thơng qua phát ngơn. Hành vi ấy nếu có biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi và đích ở lời chân thực thì được xem là hành vi tự chửi trực tiếp.

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hành vi tự chửi trực tiếp có 10/156 hành vi chửi trực tiếp, 10/177 tổng số hành vi chửi. Số lượng không lớn như đây là hành vi mà chính nhân vật bộc lộ tính cách, hồn cảnh, số phận của mình. Vì vậy, nó có vai trị giúp nhà văn xây dựng nhân vật và thể hiện số phận nhân vật, đồng thời thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Ví dụ:

(63) “Tôi ngu xuẩn quá!” [16-tr.92]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Chút thoáng Xuân Hương”) (64) “Cịn tơi, cả đời chỉ biết mỗi con b..., mang tiếng thủy chung đức hạnh,

chẳng biết báu cho ai, chỉ biết về già sống lâu khổ con khổ cháu.” [16-tr.147]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những bài học nông thôn”) (65) “Trời ơi, sao tôi lại rồ dại thế này!” [16-tr.167]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Con gái thủy thần”)

Hầu hết các hành vi tự chửi trực tiếp thường thể hiện những trạng thái cảm xúc nhục nhã, hối hận, day dứt, ăn năn, không hài lịng,... của chính nhân vật. Thơng qua tiếng chửi để lên án, phê phán bản thân. Ngay cả với chính bản thân mình, người chửi cũng khơng thể nhượng bộ mà dùng những từ ngữ sâu cay, thô tục, xấu xa nhất như muốn chính mình phải chịu những nhục nhã ấy, muốn mình phải nhớ lấy để thay đổi. Lời tự chửi trực tiếp còn thể hiện sự thức tỉnh của nhân vật đối với bản chất con người. Khi đó, lời tự chửi trực tiếp của nhân vật là một hành vi đáng trân trọng khi nhân vật đã dám sống đúng với hiện thực, với bản chất, với chính mình.

2.2.1.2. Hành vi chửi một đối tượng khác

Hành vi chửi trực tiếp một đối tượng khác là hành vi chửi gây ra những tác động trực tiếp cho đối tượng. Hành vi chửi này chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tất cả dạng thức chửi nói chung và chửi trực tiếp nói riêng với 82,48% trên tổng số hành vi chửi (146/177).

Đối tượng tiếp nhận lời chửi có hai dạng: đối tượng cụ thể và đối tượng khơng xác định. Chúng có số lượng, tỉ lệ tương ứng so với tổng số hành vi chửi là 118/177 (66,66%) và 28/177 (15,82%).

Từ số liệu trên, chúng tôi khẳng định, hành vi chửi trực tiếp một đối tượng cụ thể chiếm số lượng lớn hơn cả. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn của ơng có nhiều kiểu người, nhiều loại người với nhiều nghề nghiệp, thành phần, lứa tuổi khác nhau. Nhân vật đa dạng, phong phú nên đối tượng phản ánh cũng đa dạng khơng kém. Ví dụ:

(66) “Thằng ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ.” [16-tr.69]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Chảy đi sông ơi”)

Trong thời tiết khắc nghiệt, đêm đông rét buốt nơi sông nước, nhân vật “tôi”

trong “Chảy đi sông ơi” vẫn ln kiên trì với hành trình tìm về với truyền thuyết xa xơi, huyền bí. Sự nài nỉ của “tôi” để được đi trên một chuyến đị trong hồn cảnh như vậy khiến người đi đánh cá mòi bực tức phát ra lời chửi.

Lời chửi của tri huyện Thặng ở đám tang trong truyện “Chút thoáng Xuân Hương” cũng là hành vi chửi trực tiếp có đối tượng cụ thể, xác định là chàng Ấm Huy:

(67) “Tri huyện Thặng cáu, lão rít nho nhỏ vào tai của chàng:

- Chú ngu như chó! Ơng ấy có cho bà con họ hàng nhờ vả gì đâu... Ơng ấy làm

quan nên coi mình là người thiên hạ.” [16-tr.88]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Chút thoáng Xuân Hương”)

Hay:

(68) “Đồ hậu đậu! Tất cả là từ cái con mẹ Thu nhãi ranh của mày.” [16-tr.44] (Nguyễn Huy Thiệp, “Tâm hồn mẹ”) (69) “Đồ con đĩ, tu khơng trót, bây giờ lại giết chồng.” [16-tr.198]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Giọt máu”) (70) “Con dâm phụ thật là tiền oan nghiệp chướng.” [16-tr.198]

Như đã khảo sát ở trên, hành vi chửi có cấu trúc “Đồ/ Con/ Thằng + x” chiếm

>50% các cấu trúc hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đến đây, khi chửi trực tiếp một đối tượng nào đó, nhân vật sử dụng chủ yếu cấu trúc này. Hành vi chửi trực tiếp một đối tượng cụ thể nào đó thường nhằm mục đích thỏa mãn cơn cáu giận, bực tức,... của người nói. Thơng qua những từ ngữ thô tục, thiếu lịch sự để đưa ra những hạn chế, xấu xa, nhược điểm của đối tượng. Từ đó, ngồi mục đích cân bằng trạng thái tinh thần, người nói nhằm xúc phạm, hạ thấp nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người nghe.

Ngoài chửi trực tiếp một đối tượng cụ thể, hành vi chửi trực tiếp còn xuất hiện ở đối tượng không xác định. Kiểu này chiếm đến 28/177 tổng hành vi chửi.

Ví dụ:

(71) “Mẹ kiếp – Hạnh nghĩ – Bọn người này họ coi tiền như rác.” [16-tr.51] (Nguyễn Huy Thiệp, “Huyền thoại phố phường”) (72) “Khốn nạn! Thằng hèn như thế mà đi hiến thân cho nó.” [16-tr.208]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Giọt máu”)

(73) “Mẹ khỉ, đời chán lắm,...” [16-tr.236]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những người thợ xẻ”) (74) “ – Họ trốn ư?

- Đúng vào phút cuối cùng thì họ từ bỏ ý định, từ bỏ lời thề.

- Khốn kiếp!” [16-tr.271]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Mưa”) Các hành vi chửi trực tiếp trên không xác định đối tượng chửi cụ thể nào. Chúng thường là những hành vi chửi cấu trúc một từ. Vì vậy, các hành vi chửi trực tiếp khơng xác định đối tượng cụ thể thường có khả năng bao chứa cao. Nó khơng chỉ là lời chửi thơng thường mà cịn là lời chửi hồn cảnh lúc đó, một sự kiện, hành động nào đó. Vì khơng xác định đối tượng cụ thể nên việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người nghe không được rõ ràng, nổi bật. Thay vào đó, nó phản ánh bản chất của hiện thực đang diễn ra trong tác phẩm với thái độ gay gắt, bực tức, cáu giận. Thực hiện được hành vi chửi, người nói đã phần nào thỏa mãn tâm lý.

2.2.2. Hành vi chửi gián tiếp

Hành vi chửi gián tiếp là dạng thức chửi chiếm số lượng và tỉ lệ nhỏ, chỉ 11,87% trên tổng số dạng thức hành vi chửi (21/177). Tương tự như hành vi chửi trực tiếp, hành vi chửi gián tiếp cũng bao gồm hai tiểu loại:

- Hành vi tự chửi

- Hành vi chửi đối tượng khác, hành vi này gồm hai đối tượng: + Đối tượng cụ thể

+ Đối tượng không xác định

Kết quả thống kê, phân loại được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2.2: Hành vi chửi gián tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Hành vi chửi gián tiếp Tổng

(Tính theo tổng số lượng hành vi chửi:

177/100%) Tự chửi

Chửi đối tượng khác Cụ thể Không xác định

Số lượng 1 12 8 21/177

Tỉ lệ (%) 0,56% 6,97% 4,52% 11,87%/100%

Cộng 0,56% 11,31% 11,87%/100%

Hành vi chửi gián tiếp có số lượng hạn chế song chúng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra những ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn cho văn bản. Trong các hành vi chửi gián tiếp, hành vi chửi gián tiếp một đối tượng cụ thể là hành vi tiêu biểu nhất với 12/177 hành vi (chiếm tỉ lệ 6,97%).

2.2.1.1. Hành vi tự chửi

Hành vi tự chửi một cách gián tiếp thường không được xây dựng nhiều. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tơi khảo sát thấy có trường hợp tiêu biểu nhất:

(75) “Thế là chị thương em nhất. Cả làng gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ

đểu, Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người.” [16-tr.104]

Xét về hình thức, hành vi trên là hành vi trần thuật của lão Bổng. Lão kể về sự đánh giá của mọi người đối với thân phận mình cho người chị đã mất. Bên cạnh người đã mất, hắn tâm sự giãi bày những lời cuối cùng. Tuy nhiên, cái đích khơng phải là muốn người nghe cùng kể chuyện, tâm sự với mình. Khi phát ngơn, lão Bổng đã dùng những động từ ngữ vi có dấu hiệu của hành vi chửi “đồ chó”, “đồ đểu”, “đồ khốn nạn”. Những từ ngữ này là biểu hiện của hành vi chửi. Thêm vào đó, sau khi chị chết, lão cũng thấy mình tồi tệ, thấy mình thật đê tiện, lỗ mãng. Mục đích khi nói ra những lời trên là để tự xỉ vả, tự chửi chính mình. Do đó, đây là một hành vi tự chửi gián tiếp.

Hành vi chửi gián tiếp bao giờ cũng tạo ra hàm ẩn cho lời nói. Thơng qua đó, nhà văn muốn gửi gắm những trăn trở, suy nghĩ, tình cảm nào đó. Khi ấy, hành vi chửi cịn cần được hiểu thêm ở nét nghĩa hàm ngôn. Điều này tạo chiều sâu cho lời nói, văn bản.

(76) “Thế là chị thương em nhất. Cả làng gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ

đểu, Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người.” [16-tr.104]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Tướng về hưu”)

Ví dụ trên là hành vi tự chửi gián tiếp. Thông qua hành vi này, nhân vật tự xúc phạm mình. Ngồi đích ở lời ra, hành vi trên ẩn chứa đích hàm ẩn. Lão Bổng – một con người khơng biết sợ hãi thứ gì, khơng coi trọng điều gì nhưng khi người chị thân thiết nhất mất đi, lão cảm thấy mình thật cơ đơn. Câu chửi chính mình của lão thể hiện sự thật: lão đê hèn, lão cô đơn. Bởi lẽ, xung quanh mọi người đều coi khinh lão. Người duy nhất coi lão “là người” thì đã mất. Đó là lời chửi thể hiện sự cô đơn đến tột cùng của nhân vật.

2.2.1.2. Hành vi chửi một đối tượng khác

Chửi gián tiếp một đối tượng khác chiếm tỉ lệ cao hơn hành vi tự chửi gián tiếp với 17/21 hành vi. Đối tượng của hành vi chửi gián tiếp cũng bao gồm hai loại là đối tượng cụ thể và đối tượng không xác định, tỉ lệ tương ứng: 6,79% (12/177) và 4,52% (8/177).

Trong tổng số 21 hành vi chửi gián tiếp, Chửi một đối tượng cụ thể có số lượng nhiều hơn các dạng khác với 12 hành vi. Đối tượng được xác định thông qua các từ hô ứng, xưng hơ trong chính lời thoại. Ví dụ như sau:

(77) “Lão Kiền vội tụt xuống ghế, nép ở cánh cửa, lát sau chạy ra hỏi: “Sao đánh

nó?”. Đồi bảo: “Nó vơ giáo dục thì đánh”. Lão Kiền chửi: “Thế mày có giáo dục à?””

Khi thấy lão Kiền nhìn lén đàn bà tắm, Tốn dắt Đồi xuống coi. Lúc đó, Đồi đã đánh Tốn. Sự việc gây mâu thuẫn giữa Đoài và lão Kiền được thể hiện trong đoạn đối thoại trên. Trong đó có câu nói “Thế mày có giáo dục à?” khơng phải là phát ngơn nhằm mục đích hỏi, yêu cầu người khác trả lời. Đây là một câu chửi. Biểu thức ngữ vi là câu hỏi (xác định bằng dấu hỏi chấm cuối câu (?)) nhưng đích ở lời lại nhằm xúc phạm đến danh dự, phẩm chất của Đồi. Với mục đích như vậy, hành vi này được xếp vào dạng chửi gián tiếp (xác định đối tượng cụ thể).

Tương tự như trên, trường hợp dưới đây tiêu biểu cho hành vi chửi gián tiếp đã xác định đối tượng chửi:

(78) “Hồng có vẻ biết rõ và tự chủ ở trong trị chơi. Hồng ghé vào tai Vũ nói nhỏ:

- Hãy cười lên, thằng chó!...” [16-tr.441]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Bài học tiếng Việt”) Hình thức là câu cầu khiến, xác định bởi động từ “Hãy”. Tuy nhiên phát ngôn này sử dụng cấu trúc “thằng + x” tiêu biểu của hành vi chửi. Bên cạnh đó, mục đích của phát ngơn trên không phải nhằm mong chờ người khác thực hiện điều người nói – Hồng - u cầu mà nó nhằm mục đích khinh bỉ, nhục mạ, xúc phạm Vũ.

Ngoài chửi đối tượng cụ thể, đã xác định, Nguyễn Huy Thiệp xây dựng cả những lời chửi gián tiếp không xác định đối tượng chửi cụ thể. Chúng tôi thống kê được 8/21 hành vi chửi gián tiếp thuộc dạng này. Các hành vi chửi ở dạng này thường khơng có đối tượng cụ thể, tác giả hướng đến đối tượng có tính khái qt: đời sống, xã hội, sự kiện,... Do đó, hành vi này thường gửi gắm những tư tưởng nhân sinh, triết lý của nhà văn.

Ví dụ:

(79) “Ấm Huy tái mặt, tay chàng bấu chặt vào tay lão:

- Sao khốn nạn thế? Họ hàng bà con đâu cả?” [16-tr.88]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Chút thoáng Xuân Hương”)

Vẫn là biểu thức ngữ vi hỏi nhưng mục đích nhằm thể hiện cảm xúc nhục nhã, khinh bỉ, chế giễu. Đối tượng khinh bỉ, miệt thị ở đây không xác định cụ thể là ai. Tuy nhiên, người đọc có thể nhận thấy đó là những người họ hàng bạc bẽo hay rộng hơn đó

chính là sự lạnh lùng, dửng dưng của người, của đời. Đứng trước sự ra đi của người thân, con người không hề mảy may thương tiếc. Đây là tiếng chửi người, chửi đời thấm thía.

Nhìn chung, các hành vi chửi gián tiếp thường có biểu thức ngữ vi và mục đích ở lời khơng tương đồng. Nói cách khác, biểu thức của hành vi chửi gián tiếp thường là cầu khiến, nghi vấn, trần thuật,... nhưng mục đích khơng nhằm u cầu, trả lời, kể,... mà cái đích hướng tới là xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của đối tượng nào đó hoặc của chính mình. Bằng những từ ngữ thơ tục, suồng sã (dấu hiệu của hành vi chửi) nhằm thể hiện sự khinh bỉ, giễu nhại, cáu giận, bực tức. Ngoài ra, hành vi chửi gián tiếp tạo ra những đích hàm ẩn bên cạnh mục đích chửi: sự cơ đơn, sự bất mãn, sự lạc lõng,... của nhân vật.

Từ những lời chửi gián tiếp, người đọc thấu hiểu được tâm trạng, tính cách và số phận của những người sống trong thời đại đó – thời kỳ đất nước bước vào cơ chế thị trường, những cái mới (tư tưởng mới, quan hệ mới,...) len lỏi vào đời sống đương thời, làm thay đổi bản chất con người, phần nào phá vỡ những nét đẹp truyền thống tốt đẹp (ma chay, cưới hỏi, luân thường đạo lý,..) của dân tộc. Qua phát ngơn của nhân vật người đọc mới thấm thía được những mảnh đời, mảnh ghép trong cuộc sống hiện thực.

2.3. Vai trị của hành vi ngơn ngữ chửi trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

2.3.1. Góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm số phận nhân vật

Trong lĩnh vực tâm lý học, các nhà nghiên cứu định nghĩa “tính cách là một thuộc

tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)