CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.3. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Văn học Việt Nam sau 1975 đã có những đổi mới tích cực trên nhiều thể loại cả về nội dung và nghệ thuật. Trong đó, văn xi là một trong những thể loại chiếm ưu thế hơn cả và đạt được nhiều bước tiến trong việc thể hiện và phản ánh hiện thực đời sống. Đội ngũ sáng tác văn xuôi đặc biệt là truyện ngắn rất dồi dào và chất lượng: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Hướng,... Ưu thế truyện ngắn giúp các nhà văn đáp ứng được yêu cầu nhìn thẳng, nhìn thật vào hiện thực để phản ánh một cách ngắn gọn, cô đọng, hàm súc.
Trong số những cây bút tiêu biểu của truyện ngắn hiện đại Việt Nam cuối thế kỉ XX, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng mới lạ, độc đáo, thu hút lượng lớn độc giả bằng những tác phẩm: “Tướng về hưu”, “Khơng có vua”, “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Phẩm tiết”, “Con gái thủy thần”,... Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mới sáng tác
đã tạo ra một làn sóng dư luận mạnh mẽ bởi những cách tân táo bạo trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã đi sâu khám phá đời sống muôn màu, muôn vẻ trong các mối quan hệ con người, thế sự, đời tư sinh động, đa dạng, phong phú nhưng cũng rất chân thực. Các đề tài trong truyện ngắn của ơng cũng rộng khắp. Ơng có sở trường viết về những người lao động, viết về nông thôn, thành thị. Những mảng đề tài lớn, đặc sắc, nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: Đề tài về nông thôn (“Chảy đi sông ơi” (1985), “Những bài học nông thôn” (1988), “Thương nhớ đồng quê” (1992),...); Đề tài về vùng núi rừng (“Những ngọn gió Hua Tát” (1971-1986), “Muối của rừng” (1986), “Những người thợ xẻ” (1988),...); Đề tài thành thị (“Huyền thoại phố phường” (1983), “Tướng về hưu” (1986),...); Đề tài lịch sử và văn học;... Các
tác phẩm ấy mang hơi hướng huyền thoại và cổ tích, phản ánh xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động. Sáng tác trên thể loại truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ phản ánh chân thực đời sống mà còn khám phá, phát hiện và đi sâu vào những chiêm nghiệm, triết lý của con người. Qua đó, nhà văn dấy lên trong lịng người đọc sự cảm thơng, thương xót trước số phận bất hạnh, bi kịch. Đồng thời truyện lên án, phê phán những xấu xa, độc ác trong xã hội, trong chính bản thân của con người. Bên cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp vẫn thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào tương lai, vào hạnh phúc tiềm ẩn đâu đó xung quanh mỗi chúng ta.
Nguyễn Huy Thiệp không chỉ khẳng định tên tuổi của mình bằng nội dung mới lạ, độc đáo mà truyện ngắn của ơng cịn thu hút độc giả bởi sức sáng tạo nghệ thuật dồi dào. Ông thể hiện sự cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn qua đề tài mới lạ (giả lịch sử, huyền thoại, giả cổ tích,...), cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, cách đưa thơ vào văn xuôi, câu văn ngắn gọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh ma mị đầy sức ám ảnh,... Người đọc bị cuốn hút bởi giọng văn của ơng: khi lạnh lùng, lúc nhẹ nhàng tâm tình, khi lại ma mị.
Những đặc điểm trên trong các sáng tác truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã giúp cho các tác phẩm của ông được nhiều bạn đọc đón nhận. Cho đến nay, sự hấp dẫn ấy vẫn cịn mạnh mẽ và nó trở thành mảnh đất màu mỡ để chúng ta đi khám phá, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, chúng tôi đã khái quát một số cơ sở lý luận và rút ra các kết luận sau:
Thứ nhất, hành vi ngôn ngữ là một dạng hành vi đặc biệt. Khác với hành vi được
thực hiện bằng hành động, hành vi ngôn ngữ được thực hiện bằng nói năng (lời nói). Trong khóa luận này, chúng tơi xác định hành vi ngơn ngữ chính là hành vi ở lời. Ngồi ra, chúng tôi đã khái quát các lý thuyết về dấu hiệu (kiểu kết cấu, từ ngữ chuyên dùng, ngữ điệu, động từ ngữ vi,...) để xác định một hành vi ở lời; những điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ và cách phân loại hành vi ngôn ngữ. Ở cách phân loại hành vi ngôn ngữ, chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại của Searle do sự hoàn chỉnh của các tiêu chí. Bên cạnh đó, xét trong mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, mục đích diễn đạt, hành vi ngôn ngữ được xác định gồm hai dạng: hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
Thứ hai, lời nói rất đa dạng, tạo ra những loại hành vi ngơn ngữ khác nhau. Trong
số đó, hành vi chửi được xem là một trong những hành vi kiêng kị của lời nói. Tuy vậy, hành vi này có khả năng phản ánh phong phú sắc thái cảm xúc. Trong văn chương, để xây dựng nhân vật, đặc biệt là tính cách, diễn biến tâm lý và lời thoại của nhân vật, một số nhà văn sử dụng hành vi chửi như một nghệ thuật ngôn từ để bày tỏ thái độ của họ.
Chúng tôi đưa ra định nghĩa mang tính khái quát về hành vi chửi như sau: hành
chuẩn để thể hiện trạng thái cảm xúc bất thường (tức giận, căm ghét,...) trong ngữ cảnh nào đó nhằm làm hạ nhục người nghe. Hành vi này gây ra những tổn thương (thể diện và tinh thần) ở đối phương. Hành vi chửi có các điều kiện xác định và các dấu hiệu nhận
biết cụ thể (lời dẫn thoại, biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi,...). Về cơ bản, hành vi chửi là một hành vi ngơn ngữ nên nó có hai dạng thức là chửi trực tiếp và chửi gián tiếp. Giữa văn chương nghệ thuật và hiện thực đời sống có mối quan hệ biện chứng qua lại. Lời nói trong cuộc sống được “nghệ thuật hóa” thơng qua lăng kính người nghệ sĩ để đưa vào tác phẩm. Hành vi chửi, lời chửi trong văn chương và đời sống cũng từ mối quan hệ trên mà có những điểm tương đồng và khác biệt.
Thứ ba, Nguyễn Huy Thiệp là một trong số những nhà văn đã vận dụng hiệu quả
việc đưa hành vi chửi vào văn chương. Ông đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả bởi phong cách viết truyện độc đáo, đặc biệt với những lời chửi thô tục, ngắn gọn và sắc lạnh. Truyện của ơng nhờ đó có giá trị hiện thực sâu sắc. Khảo sát và nghiên cứu hành vi chửi trong truyện ngắn của ông là mảnh đất màu mỡ cho những ai u thích ngơn ngữ nói riêng và phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói chung.
CHƯƠNG 2
MIÊU TẢ HÀNH VI NGÔN NGỮ CHỬI