Hành vi chửi có cấu trúc một câu (Cụm C-V/ Kết cấu C-V)

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Đặc điểm cấu trúc của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

2.1.3. Hành vi chửi có cấu trúc một câu (Cụm C-V/ Kết cấu C-V)

Hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn xuất hiện trong kiểu cấu trúc chủ - vị (C-V). Đơi khi những từ, ngữ chưa đủ để người nói bày tỏ hết trạng thái tinh thần, người nói có thể tạo ra những phát ngơn có dung lượng lớn hơn để thỏa mãn cảm xúc. Khi ấy, người nói tạo ra những hành vi chửi có cấu trúc chủ - vị. Ngoài ra, ngơn ngữ của nhân vật cũng chính là ngơn ngữ đời thường được nhìn qua con mắt của nhà văn, vì vậy, hành vi chửi có cấu trúc chủ - vị cịn nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của chính tác giả.

Qua q trình khảo sát, thống kê, chúng tơi cho ra kết quả: số lượng hành vi chửi có cấu trúc chủ - vị chiếm 27,12% trong tổng số các hành vi chửi. Đây là cấu trúc hành vi chửi chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau cấu trúc ngữ.

Biểu đồ 2.1.3: Hành vi ngơn ngữ chửi có cấu trúc câu (C-V) trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Cấu trúc này thường có cấu tạo đầy đủ các thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ. Trong đó, chủ ngữ thường là những từ ngữ hơ gọi hoặc từ ngữ chỉ đối tượng bị chửi. Các từ ngữ đóng vai trị làm chủ ngữ phần lớn đều mang sắc thái khinh bỉ, miệt thị, chế giễu đối phương: “quân”, “thằng”, “chúng mày”, “bọn chúng mày”,... Đôi khi, chủ ngữ là đại từ xưng hơ ngơi thứ nhất để chỉ chính người nói “tơi”, “tao”. Trong khi đó, vị ngữ lại mang những yếu tố làm rõ cho đối tượng bị chửi qua các cụm danh từ, động từ hay tính từ chứa những mặt hạn chế, xấu xa, tiêu cực.

Ví dụ:

(50) “Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hằng ngày mày có nghĩ khơng?” [16-tr.125]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Khơng có vua”) Nhân vật Lão Kiền cảm thấy bị nhục nhã, chột dạ khi bị chính người trong nhà - Đồi – cạy khóe, lên án về hành vi trái đạo đức khi đội giá sửa xe (vá xăm) lên vài lần. Quá tức giận và hổ thẹn, lão Kiền chửi lên. Hành vi chửi của lão ta nhằm xóa đi cơn tức trong lịng, đồng thời nó là lời giải thích, biện minh cho hành động phi đạo đức của mình. Hơn nữa hành vi chửi này khiến cho đối phương tức người nghe bị xúc phạm, coi khinh, bị coi là ăn bám, chỉ biết sống dựa vào đồng tiền xấu xa do lão Kiền kiếm được. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do cuộc sống quá cơ cực khiến người ta nảy ra những hành động trái luân thường đạo lý. Tiếng chửi của lão Kiền phần nào vạch trần hiện thực nghèo đói.

13,56% 45,2% 27.12% 14,12% Cấu trúc 1 từ Cấu trúc 1 ngữ Cấu trúc 1 câu (Cụm C-V) Cấu trúc 1 đoạn văn

Hay ví dụ:

(51) “Anh Tân sầm mặt lại, bảo: Bọn thành phố toàn quân mất dạy.” [16-tr.145] (Nguyễn Huy Thiệp, “Bài học nông thôn”) Hành vi chửi của anh Tân phát ra khi nghe vợ kể lại câu chuyện bị gã đàn ông trên thành phố ve vãn, dụ dỗ. Từ một gã đàn ông, qua lời chửi của anh Tân trở thành

“Bọn thành phố” – đại diện một bộ phận người dân thành thị bị suy đồi đạo đức, hành

vi, lối sống. Hành vi này có tính bao qt cao. Qua đó, người đọc nhận ra những mặt trái, những hạn chế, tăm tối nơi phồn hoa, đơ thị. Đó trở thành bài học cho những người nông thôn khi bước chân đến thành phố đầy hào nhống.

Hay các ví dụ khác:

(52) “Đàn ông chúng tôi đều đốn mạt hết!” [16-tr.92]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Chút thoáng Xuân Hương”) (53) “Anh đểu cáng và độc ác lắm.” [16-tr.232]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những người thợ xẻ”) (54) “Bà Hân lặng đi, bùi ngùi:

- Hồi nó ba tuổi, ơng cịn nhớ đận dì Thảo bị trâu húc chột mắt khơng, nó lên sởi, chỉ bị tí nước té vào mà người đỏ rực như than hồng, nó sốt đến bốn năm ngày...

- Cũng chỉ tại bà để cái gáo nước thẻo đảnh mới ra cơ sự thế chứ?

- Vâng! Tôi vụng, tôi ngu, tôi dại!” [16-tr.504]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Cánh buồm nâu thuở ấy”) Hành vi chửi trách chính mình của bà Hân vì đã khơng cẩn thận, vụng về khiến con gái ốn trở nặng. Hành vi chửi đó dứt khốt, được tạo ra bởi ba kết cấu C-V ngắn gọn nhưng có khả năng bộc lộ trạng thái cao, vừa chửi hành vi của chính mình, vừa thể hiện sự hối hận, vừa thể hiện sự tự trách, khơng hài lịng với những gì đã làm. Qua đó, bà Hân đã tự xúc phạm đến hành động, danh dự của mình bằng sự đánh giá “vụng”, “ngu”,

“dại”. Hoàn cảnh cuộc sống khổ cực khiến người con gái của ông bà phải đi lấy chồng

xa, mong một cuộc đời ấm lo, đủ đầy hơn nhưng cuộc sống đối với người nông dân nghèo chưa bao giờ hết khổ, họ đẩy người con gái yêu thương ra xa, chỉ khi nhớ lại thì

hối hận đến tự trách, tự chửi. Lời chửi của nhân vật phải đặt trong hoàn cảnh bao quát mới thấm thía được tất cả câu từ.

Một số hành vi chửi có cấu trúc C-V trong đó các thành phần câu có sự lặp lại nhằm mục đích nhấn mạnh đối tượng bị chửi, thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Ví dụ:

(55) “Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện.” [16-tr.261]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Phẩm tiết”) (56) “Cơ đáng xấu hổ... chính cơ cũng thích... cơ đã khơng tự bảo vệ danh tiết

cho cô...” [16-tr.446]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Bài học tiếng Việt”) Các lời chửi có cấu trúc một hay nhiều cụm C-V trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khá nhiều và cũng phong phú. Khảo sát các hành vi chửi có cấu trúc này, chúng tôi nhận thấy, câu chửi trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường ngắn gọn, sắc lạnh.

Khác với lời chửi có phần nhẹ nhàng trong truyện ngắn Nam Cao hay mạch lạc trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp xây dựng lời chửi với giọng văn sắc gọn, lạnh lùng, từ ngữ thô tục, suồng sã. Chính vì vậy, hành vi chửi trong truyện ngắn của ông luôn tạo ra cảm giác ghê sợ đến gai người khiến cho người đọc cảm nhận được mức độ xúc phạm gần như tuyệt đối của người chửi đối với người nghe. Hiệu quả của hành vi cũng nhờ vậy mà phát huy ở mức tối đa.

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)