CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.3. Vai trò của hành vi ngôn ngữ chửi trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện
2.3.1. Góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm số phận nhân vật
Trong lĩnh vực tâm lý học, các nhà nghiên cứu định nghĩa “tính cách là một thuộc
tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực và thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng” [17-tr.157].
Nói khác đi, tính cách có sự ổn định, thể hiện cách ứng xử của cá nhân trước hiện thực qua những lời nói, hành vi. Tính cách quyết định hành động, việc làm của mỗi người. Ngồi ra, tính cách của con người cịn có dấu ấn riêng của mỗi cá nhân. Mỗi người là một tính cách khác nhau. Trong văn học, tính cách của nhân vật được các nhà văn xây dựng với hàm ý khái quát hơn. Nó thể hiện cho các đặc điểm phẩm chất của con người trong xã hội, lịch sử được nói đến. Tính cách quyết định tới chiều hướng con đường đời tức số phận của nhân vật ấy. Đồng thời, tính cách thể hiện qua lời nói nên qua hành vi chửi, người đọc có thể nhận thức được tính cách và dự đốn phần nào số phận nhân vật.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gồm nhiều kiểu nhân vật (nông dân, công nhân, công chức, quan lại,...) từ thành thị đến nông thôn. Những nhân vật của ơng nhìn chung đều có số phận bất hạnh, ngang trái trước hiện thực cuộc sống đổi thay.
(80) “Anh bỉ ổi. Anh biết rõ dù anh một mình... vì bố anh biết rõ. Anh bỉ ổi hệt
như bố anh, như ông Hùng. Rồi ông Hùng cũng bỉ ổi hệ như ơng Gấu, ơng Sói, ơng Dê, ông Lợn tằng tổ ông ta... Anh bỉ ổi hệt như ba mươi triệu tên đàn ông cùng thời với anh.”
[16-tr.182] (Nguyễn Huy Thiệp, “Con gái thủy thần”)
Số phận của một người đàn bà giàu có - Cơ Phượng, cuộc sống chốn thành thị xa hoa không thể an ủi số phận bất hạnh của cô. Cô đã phải trải qua những đau khổ cả về tinh thần lẫn thể xác khi bị coi là món đồ trong tay những gã đàn ơng xấu xa. Qua lời chửi của cô Phượng, chúng ta nhận ra người phụ nữ ấy thật bất hạnh.
Bi kịch cuộc sống tiếp diễn với những tầng lớp thành thị, những tầng lớp nắm quyền hành, những người trí thức. Bi kịch họ gặp phải khơng hẳn là vật chất mà đó là bi kịch trong lối sống, đạo đức đang suy đồi đến ghê sợ trong truyện ngắn “Tướng về hưu”.
(81) “Khốn nạn! Tao khơng cần sự giàu có này.” [16-tr.102]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Tướng về hưu”)
Tiếng chửi của tướng Thuấn – vị tướng về hưu đã cho thấy sự phản kháng mạnh mẽ trước cuộc sống xô bồ, con người ngày càng mất nhân tính. Tướng Thuấn đã từng dẫn quân đánh trận, chứng kiến bao sự ra đi nhưng nay nhìn thấy hành động vơ nhân đạo của con dâu mà không thể kiềm chế được tiếng chửi. Con dâu vì tiền mà đã lấy những nhau thai trong bệnh viện sản xay ra để làm nồi cám lợn, nuôi lợn cho mau lớn rồi bán kiếm lời. Là một bác sĩ mà thực hiện hành vi như vậy, cô con dâu đã khiến cho ông Thuấn thấy được hiện thực xã hội. Số phận bi kịch của con người không thay đổi theo xã hội sẽ bị bỏ lại phía sau, đó là tình huống mà vị tướng về hưu gặp phải.
Người giàu bất hạnh, người trí thức, người nắm quyền bất hạnh, người nghèo càng bất hạnh hơn.
(82) “Tiên sư đời, khốn nạn chưa! Các con ơi các con, các con đã biết đời là
gì chưa?” [16-tr.221]
(83) “Anh Bường bảo:“Mẹ khỉ, đời chán lắm, sống cũng vậy mà chết cũng vậy...” [16-tr.236] (Nguyễn Huy Thiệp, “Những người thợ xẻ”)
Cuộc đời bạc bẽo, không dung thứ cho một người đã từng có tiền án tiền sự như anh Bường, luôn nghi ngờ anh ăn trộm, ăn cắp, khơng cho anh cơ hội đổi thay. Vì lẽ đó, anh đến nơi khác kiếm sống dù nguy hiểm và gian lao. Anh nhận ra cuộc đời mình cũng bất hạnh quá. Vì nghèo khổ, vì muốn kiếm tiền mà những người lao động phải ngược xuôi, lên vùng Tây Bắc xẻ gỗ. Vùng núi thiêng nước độc, họ phải trải qua bao gian lao, khó khăn, thậm chí là những lần nguy hiểm đến sự sống, trong đó có cả những cậu bé chưa đủ tuổi thành niên. Tiếng chửi của anh Bường về cuộc đời đã cho thấy số phận nghèo khổ của những người lao động trong xã hội đang ngày càng thay đổi, ngày càng nhiều cái mới.
Mỗi nhân vật có những hồn cảnh, phát ngơn riêng. Thơng qua ngơn ngữ, phần nào tính cách và số phận của họ được bộc lộ. Hành vi ngơn ngữ chửi ngồi mục đích xúc phạm, làm tổn hại thanh danh, phẩm chất của đối tượng nào đó, nó cịn nhằm thể hiện một phần đặc điểm tính cách và số phận của nhân vật. Nhân vật trong truyện Nguyễn Huy Thiệp có tính cách cam chịu, cũng có tính cách phản kháng,... họ nhận thức được hiện thực đời sống và số phận bi kịch, bất hạnh của mình. Tất cả những đặc điểm tính cách, số phận của họ là mảnh ghép của một bức tranh xã hội hiện thực sống động.