Hành vi chửi có cấu trúc một ngữ

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Đặc điểm cấu trúc của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

2.1.2. Hành vi chửi có cấu trúc một ngữ

Hành vi chửi có cấu trúc một ngữ (cụm từ) là kiểu chửi xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Ngân đã từng nhận xét khi nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ chửi như sau: “trong Tiếng Việt hình thức chửi bằng từ chiến tỉ lệ ít; thực

hiện chức năng này chủ yếu là các cụm từ”. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng

ngôn ngữ Tiếng Việt. Các từ thường có xu hướng kết hợp với nhau để thành các cụm từ có khả năng biểu thị tốt hơn.

Hành vi chửi có cấu trúc ngữ (cụm từ) cũng là hành vi chửi người đọc bắt gặp nhiều nhất trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong 42 truyện ngắn với 177 hành vi chửi thì có đến 80 hành vi chửi được cấu tạo theo kiểu này, chiếm đến 45,2%, gần một nửa số hành vi chửi.

Biểu đồ 2.1.2: Hành vi ngơn ngữ chửi có cấu trúc một ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Kiểu cấu trúc này chiếm số lượng lớn nhất cũng như phức tạp nhất. Các từ kết hợp với nhau thành các tổ hợp khác nhau nhằm thể hiện được những sắc thái, cảm xúc,... đa dạng, phong phú. Dựa vào q trình khảo sát, thống kê, phân loại, chúng tơi xác định được một số mơ hình hành vi chửi có cấu trúc một ngữ tiêu biểu như:

13,56% 45,2% 27.12% 14,12% Cấu trúc 1 từ Cấu trúc 1 ngữ Cấu trúc 1 câu (Cụm C-V) Cấu trúc 1 đoạn văn

* Mơ hình 1:

Đồ/ Con/ Thằng + x

Trong đó, x là danh từ/ tính từ/ động từ chỉ tính chất hoặc những hạn chế, nhược điểm,... mang tính tiêu cực của đối tượng tiếp nhận hành vi chửi. Mơ hình này có khả năng khái quát cao và chiếm >50% các hành vi chửi có cấu trúc ngữ với 46/80 hành vi.

Đồ Khốn nạn

Đĩ/Con đĩ Chó/ mặt chó ...

Con Ranh con

Đĩ Mẹ nó ... Thằng Điên Chó Khỉ ... Ví dụ: (33) “Chú Hảo bảo: - Thế mới chết! Đồ đĩ! Đồ mặt chó!” [16-tr.311]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Đời thế mà vui”) (34) “Hắn vừa xoay chiếc bình vừa cằn nhằn:

- Đồ quỷ! Nghịch hết chỗ nói.” [16-tr.321]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Sang sông”) (35) “Người ta cười phá lên:

- Ngọn gió! Thật là đồ ngu! Đồ dối trá! Sống dễ lắm! Ơng đã làm hỏng tồn bộ

phương pháp. Rồi ông sẽ biết thế nào là sống dễ lắm!” [16-tr.453]

(36) “Hãy cười lên, thằng chó!” [16-tr.441]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Bài học tiếng Việt”) (37) “Một gã đàn ông to lớn, đầu trọc lốc, mắt đỏ phừng phừng đang cầm một

cái địn gánh quay tít trên đầu.

- Chết thật! Thằng Bột rồ! Thằng Bột điên! Thằng Bột rồ! Thằng Bột điên! Ở

chợ Niệm này không ai lại không biết thằng Bột?” [16-tr.459]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Đưa sáo sang sơng”) (38) “Con ác tặc này nó giết mẹ tơi chị có biết khơng?” [16-tr.199]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Giọt máu”) (39) “Con ranh con, mặc quần vào!” [16-tr.231]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những người thợ xẻ”) Cấu trúc này xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Cách kết hợp Đồ/Thằng/Con với các động từ, danh từ, tính từ có khả năng tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới người nghe. Nó thể hiện mức độ cao trào trong trạng thái cảm xúc của người nói, người nói bị đẩy tới đỉnh điểm của cơn tức giận buộc phải thực hiện hành vi ngôn ngữ chửi. Người chửi qua đó đã đưa ra những đánh giá tiêu cực, xấu xa, thấp kém, hạn chế của đối phương nhằm thỏa mãn cơn giận của bản thân và hơn cả nhắm đến cái đích là xúc phạm, lăng mạ, hạ bệ phẩm chất, danh dự của đối phương.

* Mơ hình 2:

Danh từ chỉ quan hệ thân tộc + Đại từ xưng hô ngôi thứ 2,3

Hành vi chửi theo mơ hình 2 chiếm 15/80 hành vi chửi có cấu trúc ngữ và thường có mục đích khinh bỉ, coi thường của người nói trong lúc cáu giận:

Cha Bố Mẹ Cha bố Mẹ cha Mày Chúng mày Con đĩ

Ví dụ:

(40) “Mẹ mày! Giữ lấy cái mũi! Ông cho mày sặc tiết cho xem.” [16-tr.165] (Nguyễn Huy Thiệp , “Con gái thủy thần”) (41) “Bà Hai Thoan cười:

- Mẹ cha mày! Ranh con! Đây là của bà cho khách phong lưu đa tình đấy, con

ạ... Chúng mày có hiểu gì đâu.” [16-tr.468]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Đưa sáo sang sông”) (42) “Bà Lâm bảo: Cha bố con đĩ, để tí nữa nó đến đây tao bảo.” [16-tr.155]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những bài học nông thơn”) Khơng chỉ có khả năng tác động trực tiếp đến người nghe mà lối chửi kết hợp

Danh từ chỉ quan hệ thân tộc + Đại từ xưng hô ngơi thứ 2 cịn có thể tác động gián

tiếp đến những người có quan hệ thân thích, gần gũi với đối tượng bị chửi. Mơ hình có cấu tạo trên là kiểu mơ hình đem đến hiệu lực chửi cao nhất, sâu cay nhất và xúc phạm nặng nề nhất vì nó sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc, gắn với tổ tiên, dòng tộc.

* Mơ hình 3:

Từ ngữ miệt thị (quân, lũ, phường,...) + Danh từ (người, nghề nghiệp)

Mơ hình này chiếm số lượng nhỏ trong cấu trúc chửi một ngữ. Tuy ít nhưng đó là những hành vi chửi thể hiện mức độ miệt thi cao.

Quân Trí thức Ăn trộm ... Phường Phàm phu tục tử ... Đàn ơng khốn kiếp Chó ... Ví dụ:

- Cút đi, cái lũ đàn ông khốn kiếp các anh!” [16-tr.167]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Con gái thủy thần”) (44) “Bà Hai Thoan giận dữ:

- Quân dã man! Đồ chết đâm chết chém! Sao có thứ hàng hóa dã man như thế...”

[16-tr.459] (Nguyễn Huy Thiệp, “Đưa sáo sang sơng”) Ngồi các mơ hình tiêu biểu trên, hành vi chửi trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có cấu trúc ngữ cịn có một số cách kết hợp khác như:

- Danh từ chỉ người/nghề + Tính từ (thuộc tính của người đó) Ví dụ:

(45) “Gái xề! Đồ mặt chó!” [16-tr.307]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Đời thế mà vui”) (46) “Làm đến đại tướng còn ngu.” [16-tr.261]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Phẩm tiết”)

- Hiện tượng chêm xen từ ngữ vào từ ghép để chê bai, chế giễu,... nhằm mục đích làm nhục đối phương.

Ví dụ:

(47) “Người với ngợm, trông như tướng cướp.” [16-tr318]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Sang sông”)

- Sử dụng các câu đồng dao, ca dao, tục ngữ có nội dung chửi rủa sâu cay. Ví dụ:

(48) “Thập thị, thập thị, khơng lo thì chết” [16-tr.428]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Khơng khóc ở California”) (49) “Cười sằng sặc có khi rặc cổ

Cười ha hả có khi rã xương” [16-tr429]

Từ việc phân tích trên, chúng tơi nhận thấy phần lớn các hành vi chửi có cấu trúc ngữ thường là cụm danh từ. Cấu tạo của cụm danh từ do một danh từ trung tâm kết hợp với các danh từ, động từ, tính từ,... khác. Trong số đó, mơ hình “Đồ/ Con/ Thằng + x” chiếm số lượng lớn hơn hết.

Ngồi ra, một số trường hợp tính từ tham gia cấu tạo cụm tính từ. Khi đó, tính từ làm trung tâm và tham gia kết hợp với các từ khác. Tuy nhiên phần lớn những trường hợp này cụm tính từ đã được danh từ hóa: “Thật là đê tiện!”, “Thế mới đê tiện”, “Khốn

nạn quá”, “Khốn nạn chưa”, “rõ rởm”,...

Như vậy, hành vi chửi có cấu trúc ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ chiếm số lượng lớn nhất mà cịn rất đa dạng và phong phú, đi theo đó là mức độ phức tạp của các kiểu kết hợp từ. Dù kết hợp như thế nào thì những cụm từ, ngữ được tạo ra đều có khả năng bộc lộ những trạng thái tinh thần, cảm xúc của người nói một cách cao độ. Chúng có hiệu lực chửi đạt mức tối đa, xúc phạm, miệt thị nghiêm trọng đến sự tự trọng, đạo đức, danh dự, nhân phẩm của đối tượng.

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)