8. Bố cục của khóa luận
2.2.1.1. Hành vi tự chửi
Hành vi tự chửi là hành vi mà người nói tự xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, đạo đức,... của bản thân mình thông qua phát ngôn. Hành vi ấy nếu có biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi và đích ở lời chân thực thì được xem là hành vi tự chửi trực tiếp.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hành vi tự chửi trực tiếp có 10/156 hành vi chửi trực tiếp, 10/177 tổng số hành vi chửi. Số lượng không lớn như đây là hành vi mà chính nhân vật bộc lộ tính cách, hoàn cảnh, số phận của mình. Vì vậy, nó có vai trò giúp nhà văn xây dựng nhân vật và thể hiện số phận nhân vật, đồng thời thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Ví dụ:
(63) “Tôi ngu xuẩn quá!” [16-tr.92]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Chút thoáng Xuân Hương”) (64) “Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi con b..., mang tiếng thủy chung đức hạnh, chẳng biết báu cho ai, chỉ biết về già sống lâu khổ con khổ cháu.” [16-tr.147]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Những bài học nông thôn”) (65) “Trời ơi, sao tôi lại rồ dại thế này!” [16-tr.167]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Con gái thủy thần”) Hầu hết các hành vi tự chửi trực tiếp thường thể hiện những trạng thái cảm xúc nhục nhã, hối hận, day dứt, ăn năn, không hài lòng,... của chính nhân vật. Thông qua tiếng chửi để lên án, phê phán bản thân. Ngay cả với chính bản thân mình, người chửi cũng không thể nhượng bộ mà dùng những từ ngữ sâu cay, thô tục, xấu xa nhất như muốn chính mình phải chịu những nhục nhã ấy, muốn mình phải nhớ lấy để thay đổi. Lời tự chửi trực tiếp còn thể hiện sự thức tỉnh của nhân vật đối với bản chất con người. Khi đó, lời tự chửi trực tiếp của nhân vật là một hành vi đáng trân trọng khi nhân vật đã dám sống đúng với hiện thực, với bản chất, với chính mình.