Dấu hiệu nhận biết

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Hành vi ngôn ngữ chửi

1.2.3. Dấu hiệu nhận biết

a) Dựa vào lời dẫn thoại

Theo “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” của tác giả Nguyễn Như Ý: “Lời dẫn là

lời tường thuật của tác giả trong tác phẩm văn học, khơng chứa lời nói nhân vật”. Một

số biểu hiện trong việc nhận diện hành vi chửi qua lời dẫn:

- Dựa vào các động từ chỉ mức độ nói năng kèm theo âm lượng và sắc thái biểu cảm: bảo, mắng, quát, chửi, rủa, thét, gằn, lầu bầu, lảm nhảm,...

- Dựa vào các động từ chỉ hành vi phụ trợ cho hành động chửi: xua tay, đập bàn, trừng mắt, nghiến răng, nhếch mép, cau mày, nhăn nhó,...

- Dựa vào các động từ miêu tả trạng thái tâm lý của người nói: bực tức, nổi giận, khinh bỉ, căm giận, cợt nhả, hả hê, khoát trá,...

b) Dựa vào biểu thức ngữ vi

* Biểu thức ngữ vi chửi thể hiện qua các dấu hiện hình thức, đó là các dấu câu: - Dấu gạch [-] ở đầu lời trao, đáp.

- Dấu ngoặc kép [“...”], mỗi lượt chửi được đặt trong ngoặc kép [“...”], các lượt lời có thể xuống dịng hoặc khơng.

- Biểu thức ngữ vi chửi thường đứng sau dấu hai chấm [:], có thể kết hợp với dấu ngoặc kép [“...”].

* Bộ phận đứng sau dấu hai chấm [:] và dấu gạch [-] trong lời dẫn.

- Người chửi: xuất hiện qua các đại từ xưng hô ngôi thứ nhất (tôi, tao, chúng tao, ông/ bà/ bố/ chị mày, con này, thằng này,...) hoặc ngôi thứ ba (hắn, y, ông ta, chị ấy,...) với thái độ, trạng thái tâm lý bất thường, mãnh liệt.

- Người nghe: nhận diện qua những đại từ xưng hơ chính thức hoặc lâm thời ở ngơi thứ hai (mày, chúng mày, bọn mày, chúng bay,...) hoặc ngôi thứ ba (nó, con ấy, con nặc nơ, con nỡm, con đĩ, mụ già,...).

- Nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi gồm: các hành động trách móc, xỉ vả, xúc phạm nhân phẩm người nghe. Người chửi đưa ra những thóa mạ, những yếu kém của người nghe để họ bị tổn thương.

- Một số biểu thức ngữ vi chửi:

+ Mơ hình:

Trong đó, x là yếu tố chỉ những hạn chế, nhược điểm, yếu kém của đối tượng phải chịu hành vi chửi. Mơ hình này mang tính bao quát cao.

+ Lớp từ ngữ thơ tục: Đó là những từ ngữ thơ lỗ, kém lịch sự, có khả năng xúc phạm tới người khác (khốn nạn, khốn kiếp, mẹ khỉ,...). Những lớp từ này xuất hiện khá thường xuyên trong các hành vi chửi.

+ Các từ ngữ chỉ bộ phận nhạy cảm của cơ thể người mang sắc thái tục tĩu, trần trụi như: vú, hạ bộ, cứt,... gây ra cảm giác ghê rợn.

+ Lớp từ chỉ lồi vật mang đặc tính xấu như: chó, khỉ, ruồi nhặng, lợn,...

+ Lớp từ có nội dung đánh giá, nhận xét tiêu cực: điên, ngu, dốt, thần kinh, dở hơi, đê tiện, hèn hạ,...

+ Mơ hình:

Mơ hình trên là kiểu chửi có tính chất sâu cay và xúc phạm nặng nề nhất vì nó sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc, gắn với tổ tiên, dòng tộc.

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)