Điều kiện xác định hành vi chửi

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Hành vi ngôn ngữ chửi

1.2.2. Điều kiện xác định hành vi chửi

Điều kiện xác định một hành vi ngôn ngữ chửi vẫn dựa trên các điều kiện xác định một hành vi ngôn ngữ thông thường bao gồm 4 điều kiện. Cụ thể, với hành vi ngôn ngữ chửi được xác định bằng điều kiện sau:

1. Nội dung mệnh đề: Người thực hiện hành vi chửi thường đưa ra nội dung là những lời chê bai, trách mắng, hạ nhục, sỉ nhục đối phương. Đồng thời, hành vi chửi bày tỏ thái độ kém thiện chí, thể hiện trạng thái cảm xúc bất thường, mãnh liệt của người nói.

2. Điều kiện chuẩn bị: Trước khi thực hiện hành vi chửi người nói thường có tâm trạng, thái độ bực tức, cáu gắt, khinh bỉ,... Người nói thực hiện hành vi nhằm mục đích hạ thấp thể diện đối phương, đồng thời giải tỏa, cân bằng lại trạng thái, cảm xúc tâm lý. 3. Điều kiện chân thành: Khi trạng thái của người nói thực sự mãnh liệt (giận dữ, cáu gắt,...) đến mức khó kiểm sốt, phải bộc phát ra và mong muốn hành vi của mình khiến cho người nghe phải sợ hãi, mất thể diện, phải tổn thương để hả dạ.

4. Điều kiện căn bản: Mối quan hệ giữa người nói và người viết sẽ bị thay đổi khi hành vi chửi được thực hiện. Mối quan hệ ấy sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực, xấu đi.

Như vậy, việc phân tích các điều kiện xác định hành vi chửi cho thấy các điều kiện trên chú trọng, xoay quanh và thể hiện các trạng thái cảm xúc, ứng xử của con người. Do đó, hành vi chửi được xem là một trong những hành vi tiêu biểu thuộc nhóm hành vi biểu cảm (theo Searle).

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 29 - 30)