Góp phần thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.3. Vai trò của hành vi ngôn ngữ chửi trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện

2.3.2. Góp phần thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật

Hành vi chửi được thực hiện khi trạng thái tâm lý của con người bất thường: tức giận, cáu gắt, bực bội, thất vọng, nhục nhã,... Những trạng thái tâm lý ấy khi dâng cao đến đỉnh điểm thì người nói phải phát ra. Chửi giúp người nói cân bằng tâm trạng, giải phóng những tâm lý tiêu cực. Q trình ấy góp phần phản ánh diễn biến tâm lý nhân vật.

Đó có thể là trạng thái bực tức, cáu giận rồi lại đe dọa:

(84) “Mẹ mày! Giữ lấy cái mũi! Ông cho mày sặc tiết cho xem.” [16-tr.165] (Nguyễn Huy Thiệp, “Con gái thủy thần”) Hay thái độ giận dữ rồi đến khinh bỉ, mỉa mai:

(85) “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta

lại cho mày làm việc ở Bộ giáo dục!” [16-tr.125]

Cũng có khi đó là sự tự mỉa mai, chế giễu, hổ thẹn, ê chề:

(86) “Khốn nạn! Khốn nạn vô cùng! Con phải biết rằng chính mẹ của con cũng là một con đàn bà khốn nạn!” [16-tr.56]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Huyền thoại phố phường”)

Diễn biến tâm lý từ tức giận đến nhục nhã và cuối cùng là cô đơn, hụt hẫng của tướng Thuấn khi tất cả mọi người đều đổi thay, chạy theo đồng tiền chỉ mình là vẫn vậy:

(87) “Khốn nạn! Tao khơng cần sự giàu có này.” [16-tr.102]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Tướng về hưu”)

Chỉ một lời chửi nhưng chứa cả một quá trình biến đổi tâm lý đầy phức tạp của nhân vật. Những diễn biến nội tâm ấy giúp cho nhân vật bộc bạch được những suy tư, trăn trở, những cảm xúc ẩn sâu. Người đọc nhờ đó mà có cái nhìn tồn vẹn hơn về nhân vật và cả vấn đề nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, phần lớn những trăn trở, suy tư, thậm chí là sự chiêm nghiệm về nhân sinh, con người, cuộc đời,... được nhà văn thể hiện qua lời chửi. Một hành vi được xem là “phản chuẩn” nhưng hành vi ấy lại phản ánh sâu sắc vấn đề nhân sinh, triết lý, tưởng như phi lý nhưng lại rất logic. Điểm này khiến cho hành vi chửi khơng hồn tồn là “phản chuẩn” như chúng tôi từng nhận xét. Đây cũng là điểm giúp nhà văn chiếm chỗ đứng vững chắc trong văn đàn nghệ thuật cũng như trong tâm trí độc giả.

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 66 - 67)