Góp phần thể hiện ý đồ, phong cách nghệ thuật của tác giả

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 67 - 93)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.3. Vai trò của hành vi ngôn ngữ chửi trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện

2.3.3. Góp phần thể hiện ý đồ, phong cách nghệ thuật của tác giả

Nghiên cứu toàn bộ hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi xét thấy giọng văn của ông lạnh lùng, sắc bén, không nhân nhượng hay nhún nhường. Lời chửi ngắn gọn, cách nhà văn sử dụng lớp từ ngữ thông tục, tục tĩu, trần trụi, thô lỗ khiến cho các câu văn nói chung, các hành vi chửi nói riêng trở nên sắc lạnh đến rợn người. Đây được xem là nét tiêu biểu trong phong cách viết truyện của Nguyễn Huy Thiệp.

Chúng ta có thể thấy rất rõ phong cách này qua từng lời chửi:

(88) “Mày cũng là cái thằng khốn khiếp lắm kia! Đàn ông chúng mày thế hết...Được đấy...Được đấy... Thế là phải giá... Được rồi... Tao chỉ sợ mày sẽ không làm được. Thằng chồng mất dạy của tao cịn khơng làm cho tao chửa được nữa là...”

(89) “Cha bố con đĩ, để tí nữa nó đến đây tao bảo. Các cơ bây giờ chỉ thích nước sơn hào nhoáng, rồi rơi vào tay Sở Khanh mới biết thân.” [16-tr.155]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Những bài học nông thôn”) (90) “Trời ơi, sao tôi lại rồ dại thế này!” [16-tr.167]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Con gái thủy thần”) (91) “Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ư? Ta cho cắt d... mày! Ta cho

mày ăn cứt.” [16-tr.260]

(Nguyễn Huy Thiệp, “Phẩm tiết”) Các câu văn đều rất ngắn gọn, dứt khoát. Đối tượng thực hiện hành vi chửi cũng đa dạng, có nam có nữ, có già có trẻ, có người nghèo có kẻ giàu,... và ở mọi thành phần lao động khác nhau từ nơng dân đến cơng nhân đến trí thức, kẻ có tiền, kẻ có quyền,... Có sự khác biệt trong thực hiện vai chửi giữa truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với các cây bút viết truyện khác. Truyện ngắn của Nam Cao hay Nguyễn Công Hoan người thực hiện hành vi chửi thường tập trung vào những đối tượng có vai vế, quyền uy, lợi ích trong gia đình, xã hội. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì tất cả mọi nhân vật đều có thể chửi. Nó phản ánh một cái nhìn tồn vẹn ở nhiều góc cạnh về xã hội.

Với tư duy nhìn thẳng, nhìn thật vào hiện thực và phản ánh vào tác phẩm, Nguyễn Huy Thiệp xây dựng thái độ lạnh lùng, dửng dưng có phần gay gắt. Qua đó, con người, hiện thực trong tác phẩm được hiện lên chân thực, khách quan trước mắt bạn đọc. Đặt vào bối cảnh thời đại Nguyễn Huy Thiệp sinh sống và cầm bút, những tiếng chửi trong các truyện ngắn của ơng đã bóc trần, lật tẩy những xấu xa, đen tối, mâu thuẫn của cuộc sống mà không hề nhân nhượng. Nhà văn lên án, phê phán, chỉ trích gay gắt, sâu cay những mặt tiêu cực, hạn chế của con người, của môi trường sống. Môi trường mà những cái mới của nền kinh tế thị trường với sức mạnh của đồng tiền đã dần biến đổi tính cách, phẩm chất của con người. Những giá trị tốt đẹp cũng bị bào mào đi khơng ít. Hành vi chửi đã đẩy những xung đột, mâu thuẫn lên đến cao trào, đỉnh điểm. Xung đột càng gay gắt, quyết liệt thì vấn đề đặt ra trong tác phẩm cũng như tư tưởng của nhà văn càng nổi bật. Trong xã hội rối ren đầy mâu thuẫn ấy, tiếng chửi như một âm thanh vang vọng lay động con người mau thoát ra, thức tỉnh. Giá trị nhân văn cao cả trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ấy vậy được thể hiện bằng hành vi chửi thật độc đáo.

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2, chúng tôi khảo sát, thống kê và phân tích các hành vi ngơn ngữ chửi trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và rút ra một số tiểu kết sau:

Thứ nhất, hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cấu trúc:

cấu trúc một từ, một ngữ, một câu (cụm C-V), một đoạn văn. Trong đó, cấu trúc một ngữ (cụm từ) có số lượng lớn hơn cả chiếm hơn 45% (80/177). Chúng tôi nhận thấy, lời chửi trong truyện ngắn của ơng có cấu trúc ngắn, các từ ngữ sử dụng thơng tục, thơ lỗ. Với lối chửi có cấu trúc sắc gọn như vậy, hiệu lực ở lời của hành vi chửi đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, hành vi chửi có 2 dạng: chửi trực tiếp và gián tiếp. Khảo sát truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thu được 156/177 hành vi chửi trực tiếp (chiếm 88,13%). Ông sử dụng phần lớn hành vi chửi trực tiếp đã xác định định đối tượng. Qua đó, Nguyễn Huy Thiệp đã trực tiếp bày tỏ thái độ, đánh giá, nhận xét của nhân vật hay chính nhà văn với con người, xã hội đương thời. Hành vi chửi gián tiếp chiếm số lượng nhỏ (11,87%) song nó góp phần thể hiện chiều sâu nội tâm nhân vật. Sự kết hợp giữa lời chửi trực tiếp và gián tiếp giúp nhà văn xây dựng chiều sâu cho nhân vật, cho tác phẩm.

Thứ ba, hành vi ngơn ngữ chửi có vai trị quan trọng trong việc xây dựng nhân

vật. Nó góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm số phận nhân vật. Thông qua lời chửi, người đọc nhận thức được hoàn cảnh sống, thân phận của nhân vật. Những nhân vật phát ra lời chửi có số phận và hồn cảnh éo le, bi kịch, ngang trái,... Chính hồn cảnh đấy tác động đến trạng thái tâm lý của nhân vật, trở thành điều kiện của hành vi chửi. Do đó, hành vi chửi góp phần thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật: tức giận, cáu gắt, khinh bỉ, mỉa mai,... Qua hành vi chửi, nhà văn thể hiện được ý đồ và tư tưởng nghệ thuật. Nhà văn bày tỏ sự lên án gay gắt với những tác động của cơ chế thị trường đã thay đổi con người gây ra những tiêu cực, hạn chế trong xã hội. Chỉ có thể thơng qua tiếng chửi – phản ứng quyết liệt để bộc lộ thái độ, tư tưởng của nhà văn. Hành vi chửi vì vậy mà trở thành một nét đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu ban đầu về hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Thiệp ở khía cạnh cấu trúc, dạng thức và vai trị của nó, chúng tơi rút ra được một số kết luận như sau:

1. Hành vi ngôn ngữ chửi là hành vi xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm văn học đặc biệt là văn học hiện thực phê phán. Chúng ta có thể kể đến một số nhà văn thường sử dụng hành vi chửi như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp,... Trong số đó, Nguyễn Huy Thiệp là cây bút truyện ngắn có những hành vi chửi gay gắt, để lại ấn tượng mạnh mẽ hơn cả. Hành vi này có khả năng xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của đối tượng tiếp nhận hành vi. Qua hành vi chửi, những trạng thái cảm xúc được bộc lộ rõ ràng, phong phú, nhiều cung bậc. Khảo sát trong tập 42 truyện ngắn của nhà văn nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi xác định được 177 hành vi chửi. Từ số liệu trên, có thể thấy, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng số lượng lớn hành vi này để xây dựng lời thoại cho nhân vật. Đây cũng là đặc trưng tiêu biểu, nổi bật trong phong cách sáng tác của nhà văn.

2. Cấu trúc của hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng, phong phú. Hành vi chửi có thể được cấu trúc bởi một từ, một ngữ, một hay nhiều cấu trúc C-V hay là một đoạn văn. Trong các kiểu cấu trúc đó, kiểu cấu trúc bởi một ngữ (cụm từ) chiếm số lượng lớn nhất, tiêu biểu bởi cấu trúc “Đồ/ Thằng/ Con + x” (trong đó x là danh từ, tính từ, động từ,... miêu tả tính chất tiêu cực của đối tượng). Điều này đáp ứng yêu cầu phản ánh chân thực và ngắn gọn hiện thực trong tác phẩm, nó phù hợp với phong cách của nhà văn: ngắn gọn, sắc lạnh, có phần cay nghiệt.

3. Giọng chửi của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn khách quan, dửng dưng, sắc lạnh, ngắn gọn đôi khi là cộc lốc. Điều này được tạo nên bởi cách nhà văn từ ngữ để chửi. Nguyễn Huy Thiệp thường sử dụng ngơn từ thơng tục, thiếu lịch sự, thậm chí nâng lên sự trần trụi, tục tĩu đến gai người: từ chỉ họ hàng thân tộc, từ chỉ bộ phận nhạy cảm, từ chỉ đặc điểm xấu xa hạn chế, từ chỉ loài vật để miêu tả con người,...

4. Đối tượng thực hiện hành vi chửi và đối tượng tiếp nhận hành vi ấy trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng đa dạng: người giàu – nghèo, người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, nam hay nữ, nghề nghiệp gì cũng có. Dạng thức hành vi chửi có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chửi đối tượng nào đó (đã xác định hoặc khơng xác định) cũng

có khi tự chửi. Trong đó, hành vi chửi trực tiếp là dạng thức chính trong các truyện ngắn của ông. Dạng chửi này chiếm đến >80% tổng số hành vi chửi được khảo sát. Thông qua hành vi chửi trực tiếp, Nguyễn Huy Thiệp đã ngay lập tức bộc lộ thái độ, nhận xét, đánh giá của bản thân đối với con người, xã hội bấy giờ.

5. Hành vi chửi trong văn chương nghệ thuật nói chung và trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không chỉ thực hiện hoạt động giao tiếp, cụ thể là sự phản ánh gay gắt, cao độ của trạng thái tinh thần con người nhằm đe dọa, xúc phạm, giễu cợt,... đối tượng nào đó mà nó cịn có vai trị thể hiện đặc điểm tính cách, số phận, diễn biến tâm trạng nhân vật. Từ hành vi chửi, nhà văn thể hiện được phong cách và ý đồ nghệ thuật của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Chí Cơng (2013), khóa luận “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, trường đại học Cần Thơ.

3. Phan Thị Điệp (2016), bài báo “Diễn ngơn nhân vật trong nhóm truyện ngắn

thế sự của Nguyễn Huy Thiệp”, đăng trên Hội thảo khoa học sinh viên lần thứ IX.

4. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1998), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Vũ Thị Thanh Hà (2017), khóa luận “Lớp từ, ngữ thông tục trong truyện ngắn

của Nguyễn Huy Thiệp”, khoa Ngữ văn - Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2.

7. Nguyễn Văn Hoa (1998), Ngoa ngữ trong dân gian Việt Nam, NXB Văn học. 8. Phan Thị Hồi (2004), khóa luận “Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa lời chửi trong

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, trường đại học Vinh.

9. Nguyễn Thu Hạnh (2020), bài báo “Hành vi ngôn ngữ trách trong Tiếng Việt”, in “HNUE JOURNAL OF SCIENCE”, tập 65, số 8.

10. Nguyễn Mai Hương (2017), khóa luận “Hành vi ngơn ngữ chửi trong truyện

ngắn của Nam Cao và Nguyễn Công Hoan”, khoa Ngữ văn - Trường đại học Sư phạm Hà

Nội 2.

11. Hồng Khánh Hưng (2005), khóa luận “Đặc điểm về ngôn ngữ trong truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp”.

12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển

thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Tuyết Ngân (1993), bài báo “Đặc trưng ngơn ngữ, văn hố trong

các lối chửi của người Việt”, in trên tạp chí “Ngơn ngữ và đời sống” (Số 5).

14. Hồng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 15. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Huy Thiệp (2007), Tuyển tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”,

NXB Văn hóa Sài Gịn.

17. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2016), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm. 18. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin. 19. Nguyễn Như Ý (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học, NXB Giáo dục Hà Nội.

20. Trần Thị Hoàng Yến (2014), luận án tiến sĩ “Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa

của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam”, trường Đại

học Vinh.

21. Mai Thị Hảo Yến (2014), bài báo “Xác định và phân loại hành động ngôn

ngữ chửi mắng trong tiếng Việt”, in trên tạp chí “Ngơn ngữ và Đời sống”, số 7 (225).

22. Mai Thị Hảo Yến (2015), bài báo “Văn hóa giao tiếp của người Việt qua hành

PHỤ LỤC

Bảng phân loại cấu trúc hành vi chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

STT Tên truyện Cấu trúc

Từ Ngữ Câu (cụm c-v) Đoạn văn

1 Những ngọn gió Hua Tát 1.1. Trái tim hổ 1.2. Con thú lớn nhất 1.3. Nàng Bua 1.4. Tiệc xịe đi vui nhất 1.5. Sói trả thù 1.6. Đất quên 1.7. Chiếc tù và bị bỏ quên 1.8. Sạ 1.9. Nạn dịch 1.10. Nàng Sinh Điên rồ! [1.4 -18] Thằng điên! [1.8 - 29] Thằng rồ! [1.8 - 29] Kẻ khùng! [1.8 - 29] 2 Tâm hồn mẹ Thằng quỷ ạ.

Mày như ông cụ non ấy! [40]

Đồ hậu đậu! [44]

Đồ hậu đậu! Tất

cả là từ cái con mẹ Thu nhãi ranh của mày.

[44]

Mày là thằng mồ côi. Mày cay nghiệt lắm! [41]

Mày chẳng có trách nhiệm gì với tao cả. Lại khóc nữa. Mày là một bà mẹ tồi. [42]

3 Huyền thoại phố phường Mẹ kiếp – Hạnh nghĩ. [51] Khốn nạn ! [56] Rõ rởm! [48] Cha bố cô! [50] Cha bố cơ! [56] Chỉ tồn ăn tàn phá hoại! Có đi tìm ngay không bà lại cho một trận bây giờ! [50]

Con với cái! Từ Tết đến giờ phá hoại năm sáu chục nghìn! Nợ ơi là nợ! Bố mày đang ở nước ngồi chứ nếu ơng ấy ở nhà thì ơng ấy giết! [50]

Khóc cái gì? Cha bố cơ! Có im ngay đi khơng bà lại cho cái tát bây giờ! [56]

Khốn nạn! Khốn nạn vô cùng! Con phải biết rằng chính mẹ của con cũng là một con đàn bà khốn nạn! [56] 4 Cún Thằng chó con này! Sao đến bây

giờ tao mới biết mày? [64] Cái thằng chó con giàu có... [64] Thằng già khốn nạn! [62] Mày cũng là cái thằng khốn khiếp lắm kia! Đàn ông chúng mày thế hết...Được đấy...Được đấy... Thế là phải giá... Được rồi... Tao chỉ sợ mày sẽ không làm được. Thằng chồng mất dạy của tao cịn khơng làm cho tao chửa được nữa là... [65]

5

Chảy đi sông ơi Khốn nạn! [76] Thằng ngu như chó, trời rét thế này về mà nằm ổ. [69] 6 Chút thoáng Xuân Hương 6.1. Truyện thứ nhất 6.2. Truyện thứ hai 6.3. Truyện thứ ba Khéo què thì khốn. [6.3 – 91] Cái thằng chó ấy! [6.3 – 94] Chú làm việc công mà ngu như chó. [6.1 – 82] Sao khốn nạn thế? [6.2-88] Chú ngu như chó! [6.2 – 88] Tơi ngu xuẩn quá! [6.3 – 92] Đàn ông chúng tôi đều đốn mạt hết! [6.3 – 92] Chú ngu lắm! Các cụ cũng ngu như chú! [6.1 – 82] Cậu có dáng dấp một thằng trai điếm. Phụ nữ mê cậu. Trong phim có cảnh Chiêu Hổ bóp vú các cơ thơn nữ, cậu vào vai ấy tuyệt vời. [6.3 – 89] 7 Tướng về hưu Khốn nạn!. [102] Thằng khốn nạn ấy em cấm cửa rồi. [108] Mẹ mày! Láo! [110] Mẹ khỉ! [111]

Bùa cái con khỉ. [107]

Mẹ khỉ, cái thằng đểu này là điềm gở của của số phận mình. [111]

Qn trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, khơng tơi cạch cửa! [100]

Thế là chị thương em nhất. Cả làng gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu, Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người. [104]

8 Khơng có vua Mẹ cha mày[125] Khốn nạn quá[129] Cha chúng mày [131] Mẹ cha mày [131] Đồ khốn nạn [131] Hay thật, cái nghề cạo đầu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền. [124] Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. [125] Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hằng ngày mày có nghĩ khơng? [125] Giời ơi, nhà làm ăn, mới sáng ra đàn và con gái đã ám thế này thì làm ăn gì.[126] Qn trí thức bây giờ tồn phường phàm phu tục tử. [126] Bọn chúng mày bây giờ thì vực đạo gì? [126] Thế mày có giáo dục à? [131]

Mẹ cha mày, tao chỉ nghĩ thân tao, thì lũ chúng mày được thế này à? [131]

Mày ấy à? Cơng chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét. [124]

Đồ ruồi nhặng! Học với hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi. [124]

Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta lại cho mày làm việc ở Bộ giáo dục! [125]

Nói năng thế à? Nhà này khơng có lệ thế! Mấy cái bát này sao chưa rửa? [129]

9 Những bài học nông thôn Khốn thế! Cha bố con đĩ [155] Rõ đồ vũ phu [157]

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 67 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)