CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2. Hành vi ngôn ngữ chửi
1.2.4.1. Dạng thức hành vi chửi
Hành vi ngôn ngữ chửi được thể hiện ở hai dạng thức cơ bản là hành vi chửi trực tiếp và hành vi chửi gián tiếp. Hành vi chửi trực tiếp là hành vi ngôn ngữ sử dụng đúng với điều kiện sử dụng và đích ở lời. Hay nói cách khác, hành vi chửi trực tiếp là những hành vi ở lời chân thực. Biểu thức ngữ vi của hành vi chửi trực tiếp có chứa các động từ chuyên dùng cho hành vi này. Nội dung cũng như đích ở lời và hiệu lực của hành vi chửi là xúc phạm, tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người nghe.
Ví dụ (18): “Thằng già khốn nạn!” [16-tr.62]
(Nguyễn Huy Thiệp,“Cún”) Hành vi chửi trên có động từ ngữ vi của hành vi chửi (“thằng già” + “khốn nạn”), có nội dung chỉ ra sự khốn nạn của nhân vật lão Hạ. Hành vi trên có đích ở lời nhằm hạ nhục, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của lão Hạ. Khi thực hiện hành vi với nội dung như trên, với đích ở lời như trên thì hiệu lực ở lời của hành vi ngơn ngữ đã được thực hiện. Đó là hành vi chửi trực tiếp.
Chửi gián tiếp là hành vi mà người nói thực hiện một hành vi khác (trần thuật, hỏi,...) nhưng lại nhằm làm cho người nghe (bằng những hiểu biết ngôn ngữ và ngồi ngơn ngữ) suy ra hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ chửi. Khi đó, biểu thức ngữ vi của hành vi chửi gián tiếp là biểu thức ngữ vi của một hành vi khác nhưng đích ở lời và hiệu lực ở lời lại nhằm lăng mạ, xúc phạm đối phương. Mà đích và hiệu lực ở lời đó thuộc về hành vi chửi.
Ví dụ 19: “Thế mày có giáo dục à?” [16-tr.131]
(Nguyễn Huy Thiệp, “Khơng có vua”) Hành vi ngơn ngữ này có biểu thức ngữ vi của hành vi hỏi nhưng được dùng với mục đích lăng nhục nhân vật khác. Ở đây, hành vi khơng nhằm để hỏi mà nó trở thành hành vi chửi. Những hành vi chửi như trên gọi là hành vi chửi gián tiếp.