Phân loại hành vi chửi

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Hành vi ngôn ngữ chửi

1.2.4.2. Phân loại hành vi chửi

Hiện nay có nhiều cách để phân loại hành vi ngơn ngữ chửi dựa trên các tiêu chí, căn cứ khác nhau: Đích ở lời, hướng khớp ghép giữa hiện thực và từ ngữ, trạng thái tâm lý của người nói. Theo đó, cách phân loại của Trần Thị Hồng Yến được chú ý hơn cả. Trần Thị Hoàng Yến chia hành vi ngôn ngữ chửi làm 8 loại, gồm:

- Chửi trách: là hành vi chửi nhằm mục đích trách móc. Hành vi này được thực hiện khi thái độ trách của người nói bị đẩy lên cao hơn bình thường và trở thành hành vi chửi. Qua đó, người nói bày tỏ thái độ chưa hài lịng hoặc thất vọng ở người nghe và khiến cho đối phương e ngại, hổ thẹn.

- Chửi mắng: là hành vi chửi nhằm mắng nhiếc người nghe. Hành vi này thể hiện sự phản đối với cách ứng xử, nhận thức, suy nghĩ, hành động,... kém đạo đức của người nghe. Từ đó, người nói muốn người nghe điều chỉnh thái độ, hành vi cho phù hợp. Hành vi chửi mắng là cách người nói giải tỏa thái độ bực tức của bản thân.

- Chửi rủa: là hành vi chửi nhằm mục đích nguyền rủa đối phương. Đây là hành vi chửi gây ra mâu thuẫn sâu sắc vì đối tượng nguyền rủa khơng chỉ người nghe mà cịn liên quan tới những người có quan hệ họ hàng thân thích, huyết thống với người nghe.

- Chửi bới: là hành vi chửi nhằm cạy khóe, bới móc, bêu xấu, xúc phạm người nghe. Hành vi chửi bới có khả năng gây ra những ảnh hưởng lớn tới danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của người khác.

- Chửi dọa: là hành vi chửi nhằm mục đích dọa nạt, đe dọa người nghe. Qua hành vi chửi dọa, người nói muốn người nghe nhận thức và điều chỉnh hành vi, suy nghĩ, cách ứng xử của mình sao cho phù hợp với hồn cảnh. Đồng thời, chửi dọa là hành vi chửi cho thấy vị thế của người nói, có tác dụng thể hiện uy quyền, quyền lực của người nói trước người nghe.

- Chửi đổng: là hành vi chửi nhưng không nhằm vào một đối tượng cụ thể. Hành vi này thường bày tỏ thái độ bực tức trước những hành động, suy nghĩ của ai đó hay chính bản thân. Qua đó, người nói giải tỏa trạng thái tâm lý tiêu cực trong lòng.

- Chửi tục: là hành vi chửi sử dụng những từ ngữ thơ tục, bất lịch sự thậm chí có phần tục tĩu (cứt, hạ bộ,...). Hành vi này bày tỏ phản ứng gay gắt của người nói trước

hành vi, suy nghĩ của ai đó hoặc của bản thân. Qua đó, người nói giải tỏa cảm xúc, tâm lý đồng thời xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người nghe.

- Chửi thề: về cơ bản, chửi thề cũng là hành vi chửi sử dựng lớp từ ngữ thô tục nhưng khơng nhằm mục đích lăng nhục, xúc phạm đối phương mà nó nhằm nhấn mạnh những trạng thái cảm xúc quyết liệt của người nói. Đây là một trong những phương pháp giải tỏa những bực tức, đè ép, dồn nén hiệu quả của người nói.

1.2.5. Phân biệt hành vi chửi trong giao tiếp đời sống với hành vi chửi trong văn bản nghệ thuật

Hành vi chửi là hành vi tồn tại một cách phổ biến trong thực tế, ở nhiều người, nhiều đối tượng. Chúng bắt nguồn từ giao tiếp đời thường và dần được đưa vào tác phẩm văn chương bằng cách “nghệ thuật hóa ngơn từ”. Các hành vi chửi khi được đưa vào văn học thường thể hiện qua các lời thoại của nhân vật. Với mối quan hệ như vậy, hành động chửi giữa đời sống và văn bản nghệ thuật có những điểm tương đồng và khác biệt: * Về điểm tương đồng: hành vi chửi trong giao tiếp đời sống với hành vi chửi trong văn bản nghệ thuật đều là hành vi ngơn ngữ hội thoại (tức có sự tham gia của người nói và người nghe) được người nói sử dụng để bày tỏ sự tức giận, căm ghét, cáu gắt, bất bình... trước hành vi, suy nghĩ, cách ứng xử của đối tượng, của bản thân. Qua đó để hạ nhục, lăng mạ, xúc phạm đến nhân phẩm, thể diện của người nghe.

* Về điểm khác biệt: hành vi chửi trong đời sống và nghệ thuật được nhận diện qua các tiêu chí trong bảng sau:

Tiêu chí Hành vi ngơn ngữ chửi trong giao tiếp đời sống

Hành vi ngôn ngữ chửi trong văn bản nghệ thuật

Hình thức cấu trúc

- Là hành vi giao tiếp trực tiếp của người nói.

- Là kết quả của hành vi mang tính bộc phát nhất thời.

- Thiếu tính chọn lọc, chứa đựng các yếu tố dư thừa.

- Là hành vi chửi được thể hiện qua lời dẫn thoại miêu tả và lời thoại của nhân vật. - Là kết quả của hành vi hồn tồn có sự nhận thức. - Cấu trúc hình thức chặt chẽ, logic, mạch lạc, tuân thủ quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa, có sự chắt lọc.

Hình thức diễn đạt

- Diễn đạt tùy hứng, không tuân theo quy tắc về ngữ pháp, ngữ nghĩa.

- Khơng có các phương tiện chỉ dẫn nhưng được nhận diện qua các ngôn ngữ đặc thù của hành vi chửi.

- Nội dung, giọng điệu, ngôn từ được nhà văn chọn lựa và xây dựng.

- Nhận diện qua: lời dẫn thoại và các phương tiện ngôn từ trong phát ngôn.

Đối tượng chửi

Cá nhân cụ thể được xác định có mối quan hệ với người chửi.

Cá nhân, lớp người, bộ phận chứa những hạn chế tiêu cực đáng bị phê phán, lên án trong xã hội.

Nội dung chửi

Nội dung chửi phong phú: trách móc, mắng nhiếc, đe dọa, nguyền rủa, chê bai,... đối phương với những sắc thái, mức độ khác nhau.

Thường có nội dung đả kích, châm biếm,... những đối tượng trong xã hội có thói hư, tật xấu, suy đồi tính cách, nhân cách, phẩm chất,...

Mục đích - Đích hướng vào đối tượng chửi tức người nghe.

- Tác động trực tiếp đến đối phương: hổ thẹn, cảm thấy bị xúc phạm, lăng nhục, tổn thương, đau khổ,...

- Đích của hành vi chửi là hướng vào người đọc.

- Tác dụng: làm cho người đọc hình dung ra tính cách của nhân vật (cả nhân vật chửi và nhân vật bị chửi). Đồng thời thấu hiểu được thái độ của tác giả trước vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Tác động tới người đọc, gây ra những cảm xúc thẩm mỹ từ đó tác động tới thái độ (yêu, ghét, ca ngợi, lên án,...) của người đọc.

Từ sự nhận diện, phân biệt một cách cơ bản ở trên, có thể thấy, bản chất của hành vi chửi trong văn bản nghệ thuật chính là hành vi chửi trong giao tiếp cuộc sống được nhà văn ghi lại một cách có chọn lựa, chắt lọc, chau chuốt nhằm thể hiện những dụng ý nghệ thuật hay tư tưởng của mình. Qua đó, tác giả thể hiện sự đánh giá, nhận xét, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, thái độ trước hiện thực đặt ra trong văn bản nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)