Bangladesh là một trong số các quốc gia theo nền dân chủ đa đảng, và là
quốc gia tham gia vào một vài hiệp định thương mại song phương, như là Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA) và Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Các hiệp định thương mại tự do này hỗ trợ cắt giảm thuế quan và xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác và tăng trưởng kinh tế. Do đó, Bangladesh có thể tự do hơn trong việc trao đổi hàng hóa với nhiều nước châu Á khác. Mặc dù có bất ổn kinh tế vào năm 1971, Bangladesh vẫn phát triển mạnh mẽ bao gồm cả nông nghiệp, thương mại và công nghiệp. GDP vẫn tăng trưởng ổn định ở mức 7,1% mỗi năm, và đây là một con số tuyệt vời đối với một quốc gia kém phát triển. Đỉnh cao nhất là 324.239.176.765 USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020 theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới.
“Đặc biệt là sau trận đại dịch Covid, các chỉ số của Bangladesh cho thấy sự phục hồi của như triển vọng trong sự phát triển về mặt kinh tế. Mặc dù thu nhập của các hộ gia đình đã giảm xuống, nhưng doanh số tiết kiệm lại tăng lên. Bangladesh cũng hiện có thặng dư lớn trong cán cân thanh toán” (Nguyễn, 2020). “Tuy nhiên đại dịch Covid đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này kiếm cho tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm từ 8,15% (2019) xuống 2,38% (2020)” (Số liệu kinh tế, 2020).
Biểu đồ 1: GDP Bangladesh (1962-2020)
(Nguồn: Số liệu kinh tế, 2020) “Ở thời điểm bắt đầu đại dịch, xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh nhưng đang dần phục hồi ở những tháng gần đây. Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2020, Bangladesh kiếm được 6,87 tỷ USD (tăng 2,7% so với kỳ năm ngoái)” (Nguyễn, 2020).
Tuy nhiên, tham nhũng được xem là rào cản lớn nhất đối với Bangladesh, quốc gia được biết tới khi đứng thứ 8 trong các nước có tham nhũng nhiều nhất trên thế giới. Tính đến năm 2018, dân số của Bangladesh là 166.591.954 và được coi là quốc gia có dân số trưởng thành, trong đó tỷ lệ người từ 15-54 tuổi chiếm gần 60%. Hiện nay, dân số của Bangladesh đạt 164,7 triệu người với tỷ lệ tăng trưởng 1% hằng năm, trong đó dân số có cơ cấu tuổi từ 15-64 tuổi chiếm đông nhất với 61,1%.
Về tôn giáo, 83,4% người ở Bangladesh theo đạo Hồi dòng Sunni, 10,3% theo đạo Hindu, Shia và Ahmadiyya 5,3%, Phật giáo 0,6% và Công giáo La Mã 0,3%. Bangladesh là một xã hội tập thể có nghĩa là nhu cầu của nhóm thường được đặt lên trên cá nhân.
Phần lớn ơ nhiễm môi trường là do nước thải từ các nhà máy thải ra sông, không chỉ ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng, khu nơng nghiệp mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, đặc biệt là bệnh hen suyễn do hít phải khí độc trong quá trình làm việc. Pháp lý là yếu tố cuối cùng trong chiến lược marketing. Cụ thể hơn, Tuyên ngôn Quyền của Người tiêu dùng, tất cả người tiêu dùng ở Bangladesh đều có quyền được thơng báo thích hợp về việc mua hàng hóa và dịch vụ, được bảo vệ khỏi các sản phẩm có hại và được tiếp cận với các sản phẩm đáp ứng nhu cầu.