.Chiến lược STP cho Mexico

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢNG BÁ SẢN PHẨM CƠM CHÁY RỤM RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 89 - 91)

Vì Việt Nam và Mexico là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á -

Thái Bình Dương, Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương là một diễn đàn tơn giáo và kinh tế, trong đó cho phép người dân, sản phẩm hoặc dịch vụ của quốc gia có liên quan được phép xuất khẩu với những mức ưu đãi thuế quan nhất định. Nhờ quan hệ đối tác, cơm cháy sẽ được xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Mexico với chiến lược thâm nhập thị trường này. Đối với việc xuất khẩu cơm cháy này, kế hoạch tập trung vào hai phương pháp là cộng tác và hợp tác với công ty quản lý xuất khẩu (EMC).

Cơm cháy Rụm sẽ phù hợp khi xuất khẩu cùng với nước giải khát, vì nó giải quyết được vấn đề tiêu hóa của khách hàng. Cơng ty hợp tác với Tân Hiệp Phát, đơn vị cung cấp và xuất khẩu nước giải khát của Việt Nam ra thị trường quốc tế, nhằm chia sẻ chi phí vận chuyển ra nước ngồi và rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Hơn nữa, do hai sản phẩm bổ sung cho nhau nên Rụm có thể tập trung sâu vào phân khúc thị trường tiềm năng và điều này dẫn đến việc tăng hiệu quả bán hàng. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là Rụm cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm các chuỗi phân phối khác mà khơng có Tân Hiệp Phát để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Tân Hiệp Phát.

Hợp tác với EMC cũng được coi là mục tiêu thứ hai và Pentiger là công ty giao nhận mà Rụm đang xem xét và cân nhắc sẽ hợp tác cùng. So sánh giữa hai công ty xuất khẩu, Pentiger chiếm ưu thế và có lợi hơn, cơng ty này khơng chỉ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động hậu cần và tài liệu mà còn kết nối rộng rãi với các chuỗi nhà phân phối tiềm năng ở Mexico. Tuy nhiên, có một khuyết điểm cũng hết sức quan trọng đó chính là Pentiger u cầu một khoản chi phí khổng lồ cho tồn bộ dịch vụ và điều đó là q khó đối với một cơng ty nhỏ như Rụm.

3.2.3. Thị trường Bangladesh

Ăn vặt là một trong những loại hình u thích của cả nam và nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau ở đất nước Bangladesh này và thành phố Dhaka chính là nơi mà Rụm muốn hướng đến.

Theo ước tính có đến hơn một nửa dân số tại đất nước này rất thích ăn vặt, khoảng 52% (Etzold, Hossain & Rahman, 2014). Có 63% thanh niên được khảo sát ở thành phố Dhaka ăn thức ăn đường phố ít nhất năm lần một tuần, đây được xem là một con số khả thi khi Rụm muốn thâm nhập vào thị trường này. Nhiều người trong số những người trẻ này thậm chí dành ít nhất 100 nghìn mỗi ngày cho thức ăn đường phố, đặc biệt, sinh viên là những người tiêu thụ thức ăn đường phố nhiều nhất (Khatun, 2012). Những khảo sát này cho thấy tiêu thụ thức ăn đường phố là một thói quen ăn uống rất phổ biến của những người trẻ tuổi ở Dhaka. Tuy nhiên, mục đích ăn vặt chính của những bạn trẻ này là để giải tỏa cơn đói bất chợt chứ khơng được dùng như bữa trưa.

Dựa trên kết quả trên cho thấy những người trẻ tuổi là những người có xu hướng “ăn vặt” và có khả năng bận rộn với cơng việc của họ. Khách hàng mục tiêu của Rụm sẽ là những người trẻ, có việc làm ở Dhaka. Hơn nữa, chiến lược định vị Rụm tại Bangladesh là sản phẩm với “Rẻ” với giá cả phải chăng, do đó, cơm cháy của Rụm được kỳ vọng rằng sẽ đáp ứng được nhóm thu nhập thấp trong nước.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢNG BÁ SẢN PHẨM CƠM CHÁY RỤM RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 89 - 91)