Tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 39 - 40)

- Để thu hút lao động ngoại tỉnh đến làm việc, cần thực hiện mơ hình phố

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Về tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh:

Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển rõ rệt. Sản xuất hàng hố đang phát triển, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt hệ thống 61 làng nghề truyền thống như: đúc đồng (Đại Bái, Gia Bình), sắt thép (Đa Hội, Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Từ Sơn) v.v... Trong giai đoạn đổi mới, các làng nghề vẫn tiếp tục được duy trì và ngày càng phát triển, có chỗ đứng trong thị trường địa phương, khu vực và cả trên thế giới. Kinh tế làng nghề đã và đang trở thành thế mạnh, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh. Đồng thời, với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá và con người Kinh Bắc như: Hội Lim có hát Quan họ, Đền thời Lý Bát Đế, Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là cái nơi phật giáo của người Việt cổ, di tích Thành Luy Lâu thời Bắc thuộc v.v… là cơ sở vững chắc cho phát triển ngành du lịch của địa phương.

Về phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực:

Kế thừa truyền thống văn hoá của vùng Kinh Bắc xưa, Bắc Ninh ngày nay có mặt bằng dân trí cao. Hàng năm có từ 30 - 40% học sinh phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp bổ sung vào nguồn nhân lực cho thị trường lao động địa phương. Số lao động đã qua đào tạo chiếm 41% thời điểm năm 2009. Chất lượng lao động ngày càng được

nâng cao, đáp ứng cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, mức độ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP nhanh hơn so với bình quân cả nước, nhất là trong giai đoạn từ 2000 đến nay. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm từ 37,96% (năm 2000) xuống còn 14,06% (năm 2009), tương ứng tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 35,57% lên 56,67% [11, tr.45]. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Về thu nhập và đời sống nhân dân:

Trong những năm qua, đời sống dân cư ở Bắc Ninh có bước cải thiện rõ rệt: GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm từ 402 USD/người năm 2000 tăng lên 639 USD/người năm 2005, 1.190 USD/người năm 2009 [11, tr.68]; nhiều cơng trình phúc lợi cơng cộng, các cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật quan trọng như giao thông vận tải, thông tin và viễn thông được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH của địa phương.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w