Chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo lao động để

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 87 - 91)

nhanh chóng tiếp cận với cơng nghệ tiên tiến. Để từ đó, từng bước nâng cao trình độ chun mơn cho người lao động, đáp ứng u cầu của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế tri thức. Cần tập trung đào tạo lao

động cho những ngành công nghệ cao; lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Để nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nguồn lao động của tỉnh, trước mắt cần phải:

Nâng cao trình độ đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hoá các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh quản lý:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trên cơ sở sắp xếp mở rộng các cơ sở hiện có, tỉnh cần thành lập một số cơ sở đào tạo mới trên cơ sở xã hội hoá giáo dục - đào tạo. Đây là việc làm cần thiết để vừa đảm bảo tăng mạnh quy mô và chất lượng đào tạo vừa tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo như đào tạo tại trường, đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo tại các khu công nghiệp và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, mở rộng để tăng quy mô và chất lượng đào tạo các trường do tỉnh quản lý, cụ thể:

Khẩn trương khắc phục tình trạng khơng có trường đào tạo lao động có trình độ đại học các ngành kỹ thuật, kinh tế trên địa bàn tỉnh. Vì thế, cần nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh thành trường đại học đa ngành. Trước mắt, nhanh chóng đưa các chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu lao động trong tương lai như khối kỹ thuật có cơng nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo máy, tự động hố, điện tử cơng nghiệp v.v... khối kinh tế có quản trị kinh doanh, marketing, thương mại quốc tế v.v... ngoài ra cần đào tạo đội ngũ lao động vừa thạo chuyên môn vừa giỏi ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh và tiếng Trung để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Bắc Ninh.

Đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước tăng tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ, du lịch. Cần nâng cấp trường Trung học Văn hố -

ngũ cán bộ làm cơng tác du lịch, đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn để phát triển ngành dịch vụ, du lịch của địa phương.

Tập trung kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để nhanh chóng hồn thiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như khu hiệu bộ, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thư viện trường, ký túc xá, nhà thể chất cho trường trung cấp nghề Bắc Ninh, tiến tới nâng cấp thành trường cao đẳng nghề. Đồng thời, cũng đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm dạy nghề huyện Thuận Thành, nâng cấp trung tâm thành trường trung cấp nghề để tạo thuận lợi cho người lao động khu vực phía nam sơng Đuống học nghề. Đồng thời, phải đảm bảo kinh phí hoạt động và biên chế đủ giáo viên, để hai cơ sở nêu trên thực sự trở thành đơn vị chủ lực trong việc đào tạo lao động kỹ thuật cho lao động địa phương.

Cần kết hợp ngân sách từ Trung ương với ngân sách địa phương để đầu tư nâng cao trang thiết bị dạy nghề cho 8 trung tâm dạy nghề cấp huyện. Tuy nhiên, khơng nên đầu tư tràn lan mà phải có trọng điểm. Trước mắt cần tập trung kinh phí đầu tư cho trung tâm gần các khu công nghiệp tập trung, những nơi có nhiều người lao động có nhu cầu học nghề, cụ thể như các trung tâm dạy nghề tại các huyện Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong. Sau đó chuyển trọng tâm đầu tư sang các trung tâm khác thuộc các huyện cịn lại như Từ Sơn, Lương Tài, Gia Bình. Riêng trung tâm dạy nghề thành phố Bắc Ninh nên tập trung phát triển các nghề dịch vụ như nghiệp vụ nấu ăn, lễ tân,nghiệp vụ bán hàng v.v... để phù hợp với thị trường lao động của Thành phố.

Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo để đáp ứng với yêu cầu lao động của các doanh nghiệp.

Căn cứ dự báo nhu cầu lao động từ nay đến năm 2020, các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên. Tổ chức rà sốt, phân loại, đánh giá chính xác đội ngũ giáo viên theo yêu cầu chức danh ở các bậc, ngành đào tạo, chú ý đào tạo, tăng cường đội ngũ giáo viên, giảng

viên đạt tiêu chuẩn.

Coi trọng phát triển đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ. Tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu. Thường xuyên cho giáo viên thực hành đi nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp, đảm bảo đào tạo gắn kết với thực tiễn sản xuất. Các trường cần phải tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng kiến thức sư phạm, các kiến thức công nghệ mới đang được ứng dụng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý giám sát các cơ sở đào tạo về chương trình, giáo trình. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng mềm hố, đa dạng hố chương trình đào tạo, phát triển loại hình đào tạo liên thơng để tạo điều kiện cho người lao động được nâng cao trình độ chun mơn. Rà sốt loại bỏ những nội dung khơng cịn phù hợp với thực tế, cập nhật những nội dung khoa học công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất. Giảm thời gian học lý thuyết, tăng thời lượng thực hành và nghiên cứu thực tế. Đồng thời, phải chú trọng công tác giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức, tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Cần đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần được chủ động lựa chọn ngành nghề, thời gian và phương thức đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động. Các cơ quan nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhưng vừa phải tạo hành lang pháp lý, để các cơ sở đào tạo hoàn toàn được tự chủ trong hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật.

Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, gắn kết hoạt động đào tạo với lao động sản xuất.

Gắn kết hoạt động của các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp sẽ điều kiện thuận lợi, giúp cho địa phương nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở Bắc Ninh vẫn

chưa có mối liên hệ chặt chẽ. Các cơ sở đào tạo thường thụ động tạo mối liên hệ với các doanh nghiệp; trông chờ các doanh nghiệp đến “đặt hàng” thì nhà trường mới phối hợp. Để khắc phụ tình trạng này, vai trị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh là rất lớn. Sở cần chủ động tổ chức các cuộc gặp gỡ các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để bàn về nâng cao chất lượng đào tạo và cung ứng lao động; từ đó thiết lập mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

Để gắn kết đào tạo với sử dụng, các cơ sở đào tạo phải nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu đào tạo về quy mơ, cơ cấu và trình độ. Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng lao động phải cung cấp thông tin hoặc trực tiếp đặt hàng với các cơ sở đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Có như vậy mới gắn kết được hoạt động đào tạo và lao động sản xuất, góp phần giải quyết hiện tượng bất cập trong quan hệ cung - cầu hiện nay.

3.3.3. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nốithông tin thị trường lao động của tỉnh với các vùng lân cận và cả nước thông tin thị trường lao động của tỉnh với các vùng lân cận và cả nước

Phát triển hệ thống thông tin thị trường là một nội dung quan trọng để phát triển thị trường lao động. Hiện nay, hệ thống này ở Bắc Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Để phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, tỉnh cần tập trung giải quyết một số vấn đề như sau:

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w