MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẮC NINH

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 66 - 67)

- 2010 và định hướng đến năm 2015.

2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẮC NINH

2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG LAO ĐỘNG BẮC NINH TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẮC NINH

Nhận thức rõ vai trò của thị trường lao động đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, đó là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các chính sách thúc đẩy thị trường này ở địa phương. Tình hình cung - cầu lao động trong thời gian qua đã phát triển theo chiều hướng tốt; các chính sách quản lý, phát triển thị trường lao động từng bước được phát huy tác dụng; tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải khắc phục.

- Quan hệ giữa cung và cầu:

Cung lao động tăng lên cả về số lượng và chất lượng; trình độ học vấn và trình độ chun mơn của lực lượng lao động ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng, nhưng đào tạo ngắn hạn chiếm phần lớn; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp chưa cao, biểu hiện ở việc chấp hành giờ giấc làm việc chưa tốt, tác phong cơng nghiệp cịn yếu,

khả năng phát huy sáng kiến, tự nâng cao trình độ, tinh thần phối hợp tập thể, kỹ năng làm việc nhóm cịn hạn chế, kiến thức về chấp hành pháp luật còn yếu, khả năng ngoại ngữ hạn chế; nhiều lao động làm trái ngành, trái nghề gây lãng phí chi phí trong đào tạo nguồn nhân lực. Những tồn tại trên đã làm ảnh hưởng tới chất lượng cung lao động trên thị trường.

Nhu cầu lao động ngày càng lớn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, kéo theo cơ cấu lao động cũng chuyển dịch. Ở các khu cơng nghiệp có hiện tượng “phân cực” trong tuyển dụng lao động. Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động phổ thông, đặc biệt lao động nữ, riêng lao động có trình độ trung cấp ít được các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp tuyển dụng.

Vài năm gần đây, tình hình khan hiếm nhân lực đã diễn ra phổ biến. Số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khá lớn nhưng lao động địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu; các doanh nghiệp phải đi ra tỉnh ngồi để tìm kiếm và tuyển dụng lao động. Chất lượng lao động chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc, do đào tạo không gắn với yêu cầu ngành nghề, yêu cầu của công nghệ sản xuất. Đã bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh trong tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp như tăng các khoản hỗ trợ cho lao động, tăng các khoản thù lao, quan tâm đến điều kiện làm việc của người lao động. Xuất hiện hiện tượng “nhảy việc”, lao động hay chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác làm việc.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w