Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 33 - 36)

a. Vài nét về thực tế phát triển thị trường lao động tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 1.231,7km2 với 9 đơn vị hành chính, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km. Trong những năm qua, Vĩnh phúc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thị trường lao động phát triển.

- Về lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc:

Với quy mô cơ cấu dân số trẻ, đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, Vĩnh Phúc đang tích cực chuyển dịch cơ cấu dân số theo hướng cơng

nghiệp hố, hiện đại hố.

Quy mơ dân số của tỉnh vào loại trung bình, khoảng 1.014.000 người. Tốc độ tăng dân số ngày càng giảm do tác động của chính sách dân số kế hoạch hố gia đình. Lực lượng lao động trẻ, số lượng lao động trong độ tuổi từ 15 - 35 là 375 nghìn người (năm 2008), chiếm 55,3% số người trong độ tuổi lao động.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh. Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản liên tục giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng liên tục tăng, năm 2000 lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng là 38,8 nghìn người chiếm 16,6% đến năm 2008 là 127 nghìn người chiếm 21,3%. Lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng dần, năm 2000 số lao động trong ngành dịch vụ là 38,7 nghìn người chiếm 7,8%, đến năm 2008 tăng lên 159,4 nghìn người chiếm 26,7% [26, tr.47].

Chất lượng lao động ngày được nâng cao, địa phương rất quan tâm phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, đề ra các chính sách nhằm thu hút nhân tài về làm việc tại địa phương.

Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2000 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt là 16,6%, đến năm 2008 tăng lên 42,9%, bình quân tăng 3% một năm. Vĩnh Phúc đã đề ra hàng loạt các chính sách để đãi ngộ và trọng dụng nhân tài, thu hút lao động có trình độ cao về tỉnh: chính sách khuyến khích cán bộ đi học nâng cao trình độ; hỗ trợ 50 -

100% tiền học phí cho sinh viên của tỉnh theo học một số trường quy định v.v… Đồng thời, ưu tiên tuyển dụng những người có học vị cao về địa phương làm việc. Những chính sách trên đã có những tác dụng quan trọng để thu hút được nhiều lao động có trình độ cao, tay nghề giỏi; có tác dụng nâng cao chất lượng lao động của địa phương, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh Vĩnh Phúc [26, tr.54].

- Tích cực, chủ động cải cách hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thơng thống trong mơi trường đầu tư. Thực hiện quy hoạch các khu, cụm

công nghiệp với kết cấu hạ tầng đầy đủ như các cơng trình giao thơng; hệ thống điện; các cơng trình cấp, thốt nước; đồng thời xây dựng các nhà hàng khách sạn, khu vui chơi, giải trí v.v… nhằm thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đến Vĩnh Phúc để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến hết năm 2008, Vĩnh Phúc đã có trên 100 dự án FDI với số vốn đăng ký lên tới 1.986,4 triệu USD và 257 dự án DDI với số vốn thực hiện 15.437 tỷ đồng và thu hút 102.486 lao động [26, tr.62].

- Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống hỗ trợ giao dịch thị trường lao động trong những năm gần đây được quan tâm đầu tư phát triển:

Vĩnh Phúc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức đã cấp ODA đầu tư thiết bị dạy nghề cho trường cao đẳng nghề Việt Đức, tổng cộng trị giá trên 2 triệu Euro để đào tạo lao động có chất lượng cao. Đồng thời, hỗ trợ cho các đơn vị đào tạo để có giáo viên nước ngồi giảng dạy ngoại ngữ cho lao động địa phương. Hệ thống dạy nghề luôn được quan tâm đầu tư. Hiện nay Vĩnh Phúc có 55 đơn vị dạy nghề, các huyện đều có trung tâm dạy nghề. Phát triển hệ thống đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của Vĩnh phúc đã đóng góp cho phát triển nguồn nhân lực rõ rệt, nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên tới 42,9%, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề đạt 32,6% trên tổng số lực lượng lao động [26, tr.65].

Hệ thống giới thiệu việc làm của Vĩnh Phúc khá phát triển, đã áp dụng mơ hình mới trong hoạt động giao dịch. Vĩnh Phúc hiện có 5 trung tâm giới thiệu việc làm công, hơn 10 cơ sở giới thiệu việc làm tư nhân; hàng tháng tổ chức 2 phiên giao dịch tại sàn giao dịch việc làm. Kết quả đã thu hút hàng nghìn lao động tham gia giao dịch; tạo sự thuận lợi trong giao dịch cho người lao động và doanh nghiệp [26, tr.66].

b. Những kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển thị trường lao động ở Vĩnh Phúc:

- Tích cực cải cách hành chính, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng để thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương, tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người lao động.

Chính quyền tỉnh đã tích cực cải cách hành chính, tạo sự thơng thống minh bạch trong quá trình giải quyết các thủ tục về đầu tư, xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng. Quan tâm đến giao thông, thông tin, điện, nước sinh hoạt và nước thải, vệ sinh mơi trường, xã hội hố việc xây dựng nhà ở cho người lao động. Từ đó thu hút các nhà đầu tư, làm tăng nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

- Chính quyền áp dụng một cách linh hoạt các chính sách về đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho học sinh nghèo, dân tộc thiểu số và các đối tượng xã hội. Hỗ trợ học phí cho người lao động ở khu vực bị thu hồi đất, các đối tượng chính sách, dạy nghề cho lao động nơng thơn. Thực hiện hỗ trợ, thu nhút nguồn vốn nước ngoài để phát triển cơ sở vật chất cho các trường.

Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút nhân tài một cách có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong đó có quy định về hỗ trợ kinh phí học tập, ưu tiên tuyển dụng, chính sách ưu đãi về lương, chính sách hỗ trợ nhà ở nhằm khuyến khích mọi người tích cực học tập nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và lao động chất lượng cao.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w