tạo được ưu tiên phát triển. Đồng thời, các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm; các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, công nghiệp vật liệu xây dựng; các ngành nghề thu hút nhiều lao động nữ như công nghiệp dệt, may mặc và da giầy v.v... cũng được đầu tư phát triển (xem phụ lục 1).
Các làng nghề truyền thống của địa phương tiếp tục nhận được sự quan tâm và đầu tư phát triển. Từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến để phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thơn, ở các thị trấn, thị tứ hình thành nhiều điểm cơng nghiệp làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Hướng phát triển chủ yếu công nghiệp nông thôn là chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ, và từng bước tiến tới sản phẩm xuất khẩu.
Hệ thống dịch vụ được dự báo sẽ phát triển mạnh, có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, nhất là thị trường nông thôn. Hệ thống chợ phát triển theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư xây dựng siêu thị kinh doanh bán lẻ nhiều ngành hàng hoặc chuyên doanh. Các hợp tác xã thương mại - dịch vụ ở các huyện, thị xã được chú trọng nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ kỹ thuật, vật tư nông nghiệp và tổ chức tiêu thụ nông sản
cho nông dân.
Cơ cấu nơng nghiệp chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hố, phù hợp với hệ sinh thái trên những vùng địa hình khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao, gắn với công nghệ sau thu hoạch và cơng nghiệp chế biến được hình thành. Tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt giảm, tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp - nông thôn tăng.
Đồng thời với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở các khu vực kinh tế cũng có sự thay đổi thuận chiều. Trong đó, dự báo