Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 30 - 33)

tỉnh Bình Dương

a. Vài nét về thực tế phát triển thị trường lao động tỉnh Bình Dương

Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Bình dương đã chú trọng xây dựng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn; đây được xem là khu vực kinh tế năng động nhất Việt Nam.

- Về cung - cầu lao động trên thị trường:

Hiện nay, Bình Dương xây dựng rất nhiều khu cơng nghiệp nên đã thu hút một lượng lớn lao động đến làm việc ở những ngành nghề khác nhau, đã giải quyết được nhiều việc làm và tạo ra thu nhập cho người lao động. Hàng năm Bình Dương giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, riêng năm 2007 đã giải quyết cho 44.722 lao động có việc làm, trong đó các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thu hút 33.222 lao động trong năm. Trong giai đoạn 2001 - 2007, Bình Dương đã giải quyết việc làm cho trên 200 nghìn

lao động [41, tr.51].

Sự phát triển các khu cơng nghiệp ở Bình Dương đã làm tăng nhanh nhu cầu lao động tại chỗ, trong khi lao động nội tỉnh không đáp ứng đủ. Nguyên nhân chủ yếu là: Tiền lương, tiền công khi làm trong các khu cơng nghiệp khơng hấp dẫn bằng làm ngồi khu cơng nghiệp; một số lao động Bình Dương có trình độ chun mơn kỹ thuật chuyển đi địa phương khác có tiền lương, tiền cơng cao như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Do thu nhập thấp khiến người lao động phải dành phần lớn số tiền thu được để chi phí cho lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm khác; chỉ riêng chi phí cho ăn uống và thuê nhà đã chiếm tới gần 90% thu nhập của lao động nhập cư.

Bình Dương có 27 khu cơng nghiệp, trong đó có 23 khu cơng nghiệp đi vào hoạt động (tính đến năm 2008). Trong số 870 nghìn lao động nhập cư từ các tỉnh chiếm khoảng 70% số người làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất [41, tr.56]. Những lao động đến làm việc tại các khu cơng nghiệp Bình Dương do những lý do sau: để có việc làm ổn định: 37,2%, có điều kiện sống thuận lợi hơn quê nhà: 53%, các lý do khác 10,5%. Nguồn cung lao động cho Bình Dương chủ yếu là người lao động từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hố, Thái Bình, Quảng Bình với hy vọng sẽ tìm được việc làm và thu nhập tốt hơn.

- Về chất lượng lao động và cơ cấu lao động:

Chất lượng lao động ở Bình Dương nhìn chung cịn thấp, chủ yếu là lao động trẻ chưa qua đào tạo nghề, lao động nữ chiếm tỷ lệ gần 60%. Các lao động nữ chủ yếu làm các doanh nghiệp may mặc, giày da, chế biến thực phẩm, cơ khí chính xác. Lao động trẻ trong các khu công nghiệp chiếm đa số (97,2%), lao động có trình độ học vấn thấp và phần đơng chưa được đào tạo nghề. Theo thống kê năm 2007, tỷ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp THCS trở xuống chiếm tới 67,6%, lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm tỷ lệ 14,1% trong tổng số lao động làm việc tại các khu cơng nghiệp ở Bình Dương [41, tr.57].

- Về hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hệ thống hỗ trợ giao dịch của thị trường lao động:

Hệ thống đào tạo nghề cho người lao động ở Bình Dương tuy đã phát triển song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Hiện nay Bình Dương có 40 cơ sở dạy nghề, nhưng số cơ sở dạy nghề trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cần được đào tạo của lực lượng lao động; các trường cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ nhỏ so với cơ sở dạy nghề bậc thấp. Do áp dụng mơ hình gắn hoạt động đào tạo của nhà trường với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo thường xuyên đưa học sinh vào các doanh nghiệp phù hợp để thực tập tay nghề nên chất lượng đào tạo lao động ở Bình Dương từng bước được nâng cao.

Hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm đã phát triển mạnh, tích cực áp dụng mơ hình hoạt động mới để giải quyết mối quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động địa phương. Bình Dương có 6 trung tâm giới thiệu việc làm. Hàng năm, các trung tâm đã tư vấn, cung ứng và giới thiệu khoảng trên 15 nghìn lao động cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, mơ hình liên kết thu hút lao động: Doanh nghiệp - Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh - Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh bạn được Bình Dương áp dụng đã tỏ ra phát huy tác dụng tốt. Trong những năm qua, trung tâm giới thiệu việc làm Bình Dương đã liên kết với trên 15 Trung tâm giới thiệu việc làm ở các tỉnh chủ yếu là khu vực Miền Trung. Tính đến năm 2008, với mơ hình này, trung tâm giới thiệu việc làm Bình Dương đã cung ứng được trên 10 nghìn lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn [41, tr.80].

b. Những kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển thị trường lao động ở Bình Dương

- Bình Dương áp dụng thành cơng các chính sách thu hút lao động từ các tỉnh khác, mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trên thị trường địa phương. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng hiện tại đã khơng cịn phù hợp khi mật độ dân số ngày một tăng cao.

khu công nghiệp dầy đặc trên khắp địa bàn tỉnh. Để giải quyết vấn đề thiếu lao động, địa phương đã đề ra những chính sách để thu hút lao động. Tổ chức thực hiện mơ hình liên kết giữa Doanh nghiệp - Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh - Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh bạn. Phía doanh nghiệp có nhiều biện pháp nhằm thu hút lao động như hỗ trợ đào tạo nghề trong doanh nghiệp; đảm bảo đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; một số doanh nghiệp hạ thấp yêu cầu về trình độ của người lao động trong tuyển dụng.

Đồng thời, cầu lao động lớn dẫn đến số lượng lao động nhập cư tới Bình Dương tăng lên rất cao. Hậu quả là tạo ra áp lực lớn cho địa phương như quá tải dân số, kết cấu hạ tầng như giao thông, điện nước, điều kiện vệ sinh môi trường, nhà ở, giáo dục, y tế không phát triển kịp với yêu cầu thực tế của cộng đồng.

- Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển mạnh, có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, làm cho chất lượng lao động được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Số lượng các cơ sở dạy nghề được tăng lên hàng năm. Bình quân mỗi năm tăng 8,9%, tạo cơ sở đáp ứng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Các sơ sở dạy nghề đã có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo, đưa học sinh vào doanh nghiệp thực tập tay nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Nhờ có gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo với thực tế sản xuất, từ đó chất lượng đào tạo nhân lực được nâng lên phù hợp với yêu cầu về lao động của các doanh nghiệp ở Bình Dương.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w