Đổi mới và nâng cao năng lực đào tạo nguồn lao động, gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh trên thị trường

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 85 - 86)

- Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô phải hướng tới sự phát triển của

3.3.2. Đổi mới và nâng cao năng lực đào tạo nguồn lao động, gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh trên thị trường

kết hoạt động đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh trên thị trường

Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Bắc Ninh, lĩnh vực giáo dục - đào tạo được coi là con đường cơ bản để phát triển nguồn lao động để “nâng cao dân trí,đào tạo lao động, bồi dưỡng nhân tài”,có nguồn lao động tốt là nâng cao năng lực nội sinh để phát triển KT - XH của địa phương. Yêu cầu của thị trường lao động Bắc Ninh là phải có đủ lao động có chun mơn giỏi, kỹ năng phù hợp đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

Nhằm đáp ứng được lực lượng lao động trên, công tác đào tạo nguồn lao động phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong thời gian dài. Vì thế, Bắc Ninh cần có một chiến lược phát triển nguồn lao động theo tinh thần nâng cao dân trí, phát triển lao động và bồi dưỡng nhân tài.

Phát triển và bồi dưỡng nhân tài có vị trí đặc biệt quan trọng như lời của Đại học sỹ Thân Nhân Trung đã viết: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ngun khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Ngun khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh khơng đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm cơng việc cần kíp".

Đào tạo nguồn lao động là giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động cung cấp cho thị trường. Để khắc phục tình trạng đào tạo khơng đúng với yêu cầu thị trường, cần thay đổi căn bản từ phương thức đào tạo theo nguyện vọng chủ quan của người lao động sang đào tạo theo nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Xây dựng chiến lược đào tạo phải dựa trên quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường. Đó là sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Mục tiêu nhằm đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động.

Để tránh xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động trên thị trường, hoạt động đào tạo phải dựa trên cơ sở nhu cầu lao động, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ lao động v.v… Nói cách khác, phải căn cứ vào thơng tin thị trường lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với thực tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động mà các doanh nghiệp yêu cầu trong từng giai đoạn sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình đào tạo nguồn lao động, cần đảm bảo một số định hướng cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w