TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẮC NINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 40 - 45)

- Để thu hút lao động ngoại tỉnh đến làm việc, cần thực hiện mơ hình phố

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẮC NINH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

NĂM 2005 ĐẾN NAY

2.2.1.Thực trạng phát triển lực lượng lao động

- Về số lượng và cơ cấu lao động

Số lượng và cơ cấu lao động trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quy mơ, cơ cấu dân số và tốc độ tăng dân số cùng với mức độ di chuyển lao động quyết định tới số lượng và cơ cấu lao động tham gia vào thị trường.

Do tác động của chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình, nhận thức của người dân về vấn đề này đã có những cải thiện rõ rệt. Trong thời gian từ năm 2005 đến nay, dân số Bắc Ninh tăng chậm, tỷ suất tăng dân số bình quân năm là 0,84; tỷ số giới tính 96,6 nam/100 nữ cho thấy chênh lệch về giới là

không nhiều (xem bảng 2.1).

Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đã làm cho cơ cấu dân số Bắc Ninh có sự thay đổi rõ rệt. Dân số thành thị tăng nhanh, đồng thời dân số nông thôn ngày càng giảm đi.

Bảng 2.1: Dân số Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2009

Đơn vị tính: người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nơng thơn

2005 991,091 481,671 509,420 133,644 857,4472006 999,830 486,787 513,043 136,327 863,503 2006 999,830 486,787 513,043 136,327 863,503 2007 1,009,362 491,428 517,934 153,054 856,308 2008 1,018,144 497,976 520,168 237,549 780,595 2009 1,026,715 504,460 522,255 242,328 784,387

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2009.

Dân số thành thị ở Bắc Ninh tăng nhanh trong những năm vừa qua. Năm 2005 dân số thành thị chỉ có 133.644 người, chiếm tỷ lệ 13,5% dân số; đến năm 2009 tăng lên 241.328 người, chiếm tỷ lệ 23,6% dân số. Đồng thời, dân số nông thôn giảm từ 857.447 người, chiếm tỷ lệ 86,5% dân số năm 2005 xuống còn 784.387 người, chiếm tỷ lệ 76,4% dân số năm 2009. Nguyên nhân cơ cấu dân số khu vực thành thị tăng chủ yếu là do kết quả của q trình di chuyển lao động từ nơng thơn đến các khu vực thành thị, khu cơng nghiệp để tìm kiếm việc làm. Đồng thời, q trình đơ thị hố nơng thơn cũng làm cho dân số khu vực nơng thơn giảm đi nhanh chóng.

Chính sách dân số - kế hoạch hố gia đình đã làm thay đổi cơ cấu dân số, nhóm dân số trong độ tuổi lao động ngày càng đơng hơn nhóm dân số ngồi độ tuổi lao động. Theo số liệu của Cục Thống kê Bắc Ninh, năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động là 603.793 người, chiếm tỷ lệ 60,9% dân số; năm 2009 dân số trong độ tuổi lao động là 644.998 người, chiếm 62,8% dân số. Như vậy, Bắc Ninh đang bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Đặc

trưng của thời kỳ này là nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gấp hai lần nhóm dân số ngồi độ tuổi lao động. Theo các nhà kinh tế, đây là một thời kỳ đặc biệt chỉ xảy ra có một lần.

Hình 2.1: Lực lượng lao động Bắc Ninh năm 2009

Đơn vị: %

Nguồn: CSDL TTLĐ Bắc Ninh 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Năm 2009, tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế của Bắc Ninh là 592.246 người. Trong đó, lực lượng lao động nhóm tuổi từ 15 đến 19 và từ 55 đến 59 chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 10,8% và 6,2%; các nhóm cịn lại đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân số trong độ tuổi lao động; nhóm tuổi từ 20 đến 24 chiếm tỷ lệ cao nhất 13,4% (xem hình 2.1). So sánh kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 và tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,6% xuống còn 25,5%, trong khi tỷ trọng dân số của nhóm 15 - 59 tuổi tăng từ 57,9% lên 64,4%, và nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8,5% lên 10,1%.

Như vậy, đặc điểm cơ cấu dân số Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay là lực lượng lao động chiếm đa số, đây là cơ sở thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực; địi hỏi phải có các chính sách đào tạo thích hợp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, để nguồn nhân lực Bắc Ninh thực sự trở thành nhân tố có tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế.

Bắc Ninh là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đồng thời, cùng với chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động, vì thế tỷ lệ thất nghiệp thành thị cũng như thời gian nhàn rỗi khu vực nơng thơn nhìn chung thấp.

Theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bắc Ninh, tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị giảm dần, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nông thôn được tăng lên hàng năm (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và thời gian sử dụng

lao động nông thôn Bắc Ninh từ năm 2005 đến nay

Đơn vị: %

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực

thành thị 4,0 3,8 3,6 3,5 3,4

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao

động nông thôn 81,0 81,5 82,2 83,0 84,0

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh

Theo số liệu ở Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp thấp và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nơng thơn cao, điều đó nói lên rằng nguồn nhân lực ở Bắc Ninh đã được khai thác khá triệt để. Trước thực tế này, địi hỏi địa phương phải có những chính sách phù hợp để thu hút lao động từ các địa phương khác để khắc phục tình trạng thiếu lao động. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng lao động mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

- Chất lượng cung lao động:

Chất lượng cung lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trình độ học vấn và trình độ chun mơn đóng vai trị cơ bản và quyết định. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, trình độ học vấn của người lao động ở Bắc Ninh ngày càng được nâng cao (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi

lao động ở Bắc Ninh

Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

Không biết chữ 18.466 3,1 19.350 3,0 Chưa học xong tiểu học 59.670 9,9 99.975 15,5 Tốt nghiệp tiểu học 148.738 24,6 148.350 23,0 Tốt nghiệp THCS 274.122 45,4 190.274 29,5 Tốt nghiệp THPT 126.797 21,0 187.049 29,0

Tổng số 603.793 100 644.998 100

Nguồn:Số liệu báo cáo của Cục thống kê Bắc Ninh

Năm 2005, dân số trong độ tuổi lao động tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ khá lớn 45,4%, năm 2009 giảm còn 29,5%, số người tốt nghiệp THPT tăng lên từ 21,0% năm 2005 lên 29,0% năm 2009. Tại thời điểm năm 2009, số lượng người từ 15 tuổi trở lên không biết chữ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 3%; tốt nghiệp THCS 29,5%; tốt nghiệp THPT 29%. Đây là tiền đề quan trọng để người lao động có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên mơn.

Như vậy, trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi lao động Bắc Ninh ngày càng được cải thiện. Kết quả này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do sự phát triển KT - XH đã tạo cho người lao động có nhiều cơ hội việc làm, có thu nhập và tích luỹ. Đồng thời, nhà nước đã quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến tích cực, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn ở tất cả các cấp học. Nhà trường từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy; thường xuyên quan tâm đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục. Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 90%, học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng đạt 35 - 40%, vì thế Bắc Ninh luôn nằm trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về giáo dục. Tỉnh cũng phát triển mạnh chương trình phổ cập giáo dục các bậc học, xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, tỷ

lệ phòng học kiên cố đạt 95,5%. Tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có trung tâm học tập cộng đồng. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục trong tổng chi thường xuyên tăng từ 37% năm 2005, lên 42% vào năm 2009 [39, tr.9]. Kết quả của hàng loạt các chính sách phát triển giáo dục đã làm cho trình độ học vấn của người lao động được nâng lên, cơ cấu trình độ học vấn chuyển biến theo chiều hướng tốt. Đây là cơ sở để đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.

Bảng 2.4: Thực trạng lao động đã qua đào tạo và đào tạo nghề

giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị tính: người TT Chỉ tiêu 2005 2007 2009 Số lượng (nghìn người) Tỷ lệ (%) Số lượng (nghìn người) Tỷ lệ (%) Số lượng (nghìn người) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế

563,22 100 582,17 100 592,25 100

2 Tổng số lao động quađào tạo 163,33 29,00 200,84 34,50 242,82 41,003 Số lao động qua đào tạo

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w