Những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của thị trường lao động

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 26 - 30)

Giao dịch qua internet:

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và internet đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có. Internet đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó thị trường lao động khơng phải là ngoại lệ. Trên thực tế có loại hình giao dịch gì thì trên mạng đều có thể có những loại hình tương tự như thế: chợ lao động trực tuyến; chợ việc làm trực tuyến; tuyển dụng trực tuyến; sàn giao dịch việc làm trực tuyến v.v...

Loại hình giao dịch qua mạng có ưu điểm là nhanh chóng và tiện lợi, nhưng độ tin cậy của thơng tin khơng cao. Do đó, loại hình giao dịch này khơng thể thay thế hồn tồn các hình thức giao dịch hiện nay. Internet có ý nghĩa như là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giao dịch việc làm.

Cần phát triển đa dạng hoá các kênh giao dịch, kết hợp các phương pháp truyền thống và tiên tiến trong hoạt động giao dịch trên thị trường lao động. Trong đó, Nhà nước đóng vai trị “nhạc trưởng” để đưa các kênh hoạt động giao dịch nhịp nhàng ăn khớp và hiệu quả, nâng cao chất lượng các hình thức giao dịch trên thị trường lao động.

Để các giao dịch trên mạng được lành mạnh, ngăn chặn những tiêu cực, cần xây dựng các cổng chính thống về thơng tin việc làm trên internet. Đồng thời, tăng cường quản lý các website việc làm; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

1.2.2. Những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của thị trườnglao động lao động

- Quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường:

Thị trường lao động vận hành tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường mà đặc trưng tiêu biểu là các tính chất: cạnh tranh, linh hoạt, thích nghi, thoả thuận. Cung và cầu lao động là hai yếu tố cơ bản cấu thành nên thị trường lao động. Cung và cầu lao động gặp nhau tại điểm cân bằng, tại đó lượng cung lao động đúng bằng lượng cầu lao động.

Theo lý thuyết và hoạt động thực tế của thị trường lao động, trạng thái cân bằng trên thị trường lao động chỉ là tạm thời còn trạng thái mất cân bằng mới là phổ biến. Đối với các nước phát triển, trạng thái mất cân bằng thường do cung nhỏ hơn cầu; ngược lại, đối với các nước đang phát triển thường ở trạng thái cung lớn hơn cầu, tình trạng dư thừa lao động diễn ra phổ biến, nhất là lao động phổ thơng, tuy nhiên lại thiếu lao động trình độ cao. Kết quả là tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp luôn luôn tồn tại.

Trong điều kiện lý tưởng, cân bằng cung cầu được thiết lập trên cơ sở toàn bộ lực lượng lao động của xã hội đều tham gia vào quá trình lao động sản xuất, nghĩa là tổng cung lao động bằng với tổng cầu lao động trên thị trường. Xã hội đạt tới trạng thái tối ưu là: “toàn dụng lao động”.

- Khả năng di chuyển lao động trên thị trường

Di chuyển lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến cung lao động, làm tăng lượng lao động ở khu vực này và giảm lượng lao động ở khu vực khác. Hơn nữa, di chuyển lao động làm thay đổi cơ cấu lực lượng lao động về giới, độ tuổi, trình độ học vấn và trình độ chun mơn; tạo nên sự biến đổi cơ cấu lực lượng lao động ở các địa phương, vùng lãnh thổ, thậm chí ở phạm vi quốc gia. Vì thế, yếu tố di chuyển lao động có tác động trực tiếp đến cung lao động trên thị trường.

Mức độ di chuyển lao động càng cao thì tính linh hoạt của thị trường càng lớn và ngược lại. Nơi nào khả năng di chuyển lao động kém, lao động bị “đóng băng” tại chỗ, nơi ấy khó có thể đáp ứng kịp thời về lao động khi nhu cầu sử dụng lao động thay đổi. Một số yếu tố tác động đến mức độ di chuyển lao động như: chính sách khuyến khích hỗ trợ di dân; chính sách xuất, nhập khẩu lao động; chính sách quản lý hộ tịch hộ khẩu; chênh lệch tiền lương, tiền công trên thị trường nơi đi và nơi đến; sự phát triển của hệ thống giao thông; các điều kiện sống của nơi đến như ăn, ở, tình hình an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

Hệ thống thơng tin thị trường lao động đóng vai trị quan trọng trong quản lý vĩ mơ và định hướng các hoạt động phát triển thị trường lao động. Đó là hệ thống các chỉ tiêu thống kê về tình hình dân số, lao động, việc làm, thất nghiệp ở phạm vi địa phương, vùng, quốc gia. Thông tin thị trường lao động bao gồm các nội dung cơ bản như thông tin về cung, cầu lao động, việc làm; thông tin về điều kiện làm việc như thu nhập, tiền lương, tiền công; thông tin về đào tạo nghề, thông tin về quan hệ lao động trên địa bàn.

Hệ thống thông tin thị trường lao động phát triển phải đảm bảo sự cập nhật thông tin một cách thường xuyên, kết nối thông suốt từ trung ương đến địa phương; các nội dung thơng tin được chuẩn hố; việc sử dụng, khai thác thông tin phải được hỗ trợ một cách thuận lợi, dễ dàng. Nhờ có hệ thống thơng tin thị trường lao động mà các nhà quản lý có thể hoạch định các chính sách, dự án, kế hoạch có liên quan đến lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục đào tạo; học sinh có đủ thơng tin trong quyết định chọn nghề; nhà trường có thêm thơng tin để đào tạo theo nhu cầu của thị trường; các nhà đầu tư có thơng tin để lựa chọn cơng nghệ đầu tư vào sản xuất.

- Sự phát triển của hệ thống hỗ trợ giao dịch thị trường lao động.

Trong nền kinh tế thị trường, Hệ thống giới thiệu việc làm đảm nhiệm những chức năng quan trọng cho phát triển thị trường lao động, là cầu nối giữa cung và cầu lao động, góp phần cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Cụ thể, hệ thống này có chức năng tư vấn, cung cấp thơng tin về thị trường lao động; giúp người lao động và người sử dụng lao động có được những thơng tin cần thiết; cung ứng nhân lực cho các đơn vị sử dụng lao động và giới thiệu việc làm cho người lao động. Đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động để tạo thuận lợi cho người lao động trong việc tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm và tái tạo việc làm.

Sự phát triển của hệ thống giới thiệu việc làm được biểu hiện ở quy mô phát triển của tổ chức, là sự phân bổ các trung tâm giới thiệu việc làm và

doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm một cách hợp lý trên địa bàn, là số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ trong hệ thống; đặc biệt là kết quả hoạt động chuyên môn, mức độ ảnh hưởng của nó trên thị trường lao động.

- Các chính sách quản lý, điều tiết thị trường lao động.

Thị trường lao động vận hành tuân theo những quy luật chung của nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó cũng thường xuất hiện trong q trình hoạt động. Do đó, để khắc phục những khiếm khuyết này, đồng thời để đảm bảo định hướng thì nhà nước phải có những cơ chế, chính sách nhằm quản lý và điều tiết thị trường lao động.

Chính sách quản lý, điều tiết thị trường lao động là công cụ của nhà nước. Mục tiêu cuối cùng của chính sách này là phải đảm bảo cơ hội việc làm cho người lao động, cung cấp việc làm phù hợp, đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động, làm cho xã hội ổn định và cơng bằng. Chính sách quản lý và điều tiết của nhà nước phải có tác dụng thúc đẩy phát triển thị trường lao động; người lao động được tự do giao dịch việc làm, thông tin thị trường lao động được cung cấp đầy đủ. Đồng thời chính sách phải hướng tới xoá bỏ các ngăn cách giữa thị trường lao động nông thôn với thành thị, giữa các địa phương, vùng, miền, quốc gia; xoá bỏ các rào cản để đảm bảo cho thị trường lao động phát triển thông suốt.

- Tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường

Thực tế ở các nước tiên tiến trên thế giới, trình độ phân cơng và chun mơn hố lao động rất cao, số lượng lao động làm công ăn lương chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lực lượng lao động xã hội. Lao động cá thể, riêng lẻ, tự cung tự cấp, lao động tự trả công chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng bị thu hẹp.

Để đo lường mức độ lao động tham gia vào quan hệ thị trường lao động, người ta sử dụng chỉ số về số lao động làm cơng ăn lương, tức là những người có tham gia vào quan hệ mua bán, thuê mướn sức lao động trên tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế, được xác định theo công thức [33, tr.36]:

RHĐ = LHĐ/LVL Trong đó:

RHĐ: Tỷ lệ lao động tham gia hợp đồng lao động LHĐ: Số lao động tham gia hợp đồng lao động LVL: Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Tỷ lệ lao động tham gia hợp đồng lao động (lao động làm công ăn lương) trên tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế phản ánh mức độ phát triển thị trường lao động trên địa bàn; tỷ lệ này càng cao cho thấy quy mô thị trường lao động ở đó càng phát triển.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w