Thực trạng về nhu cầu lao động trên địa bàn

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 48 - 53)

- Để thu hút lao động ngoại tỉnh đến làm việc, cần thực hiện mơ hình phố

2 Tổng số lao động qua đào tạo 163,33 9,00 00,84 34,50 4,8 41,00 3Số lao động qua đào tạo

2.2.2. Thực trạng về nhu cầu lao động trên địa bàn

- Về số lượng và cơ cấu nhu cầu lao động:

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Bắc Ninh đã chú trọng khuyến khích đầu tư trong nước cũng như đầu tư từ nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời cũng tạo cơ hội cho người lao động có việc làm. Chú trọng khuyến khích phát triển doanh nghiệp dân doanh, ban hành chính sách ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm ở khu vực phi chính thức thơng qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn, khôi phục các ngành tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống nhằm thu hút lao động nông

thôn đặc biệt là ở những vùng bị thu hồi đất nơng nghiệp v.v… Do đó, Bắc Ninh ln đứng trong tốp đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng GDP. Tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh trong những năm qua đã tạo nhiều việc làm mới cho người lao động, làm tiền đề để phát triển thị trường lao động địa phương (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng GDP và tổng số lao động được tạo việc làm

giai đoạn 2005 - 2009 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 14,12 15,3 15,7 16,2 12,5 Tổng số lao động được tạo việc làm trong năm (người)

18.009 19.075 20.568 22.130 22.500

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2009

Trong giai đoạn 2005 - 2009, tổng sản phẩm (GDP) tăng bình qn 14,8% năm. Trong đó, cơng nghiệp - xây dựng tăng 18,3%; dịch vụ tăng 19,4%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 0,4%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Cùng với tăng trưởng GDP, số lao động được tạo việc làm hàng năm cũng tăng lên. Bình quân trong giai đoạn 2005 - 2009, Bắc Ninh mỗi năm tạo ra trên 20 nghìn chỗ làm mới cho người lao động.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp. Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp. thuỷ sản giảm mạnh; năm 2005 tỷ trọng kinh tế khu vực này chiếm 26,3% tổng sản phẩm xã hội, đến năm 2009 giảm cịn 12,7%. Trong khi đó khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 45,9% lên

63,5% (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

Đơn vị tính: %

2005 2006 2007 2008 2009

Cơ cấu kinh tế:

Nông nghiệp, lâm

nghiệp; thuỷ sản 26,3 21,3 16,6 13,9 12,7 Công nghiệp - Xây dựng 45,9 49,5 57,2 61,7 63,5

Dịch vụ 27,8 29,2 26,2 24,3 23,8

Cơ cấu lao động:

Nông nghiệp, lâm

nghiệp; thuỷ sản 63,3 59,7 55,0 51,2 48,0 Công nghiệp - Xây dựng 22,3 24,9 27,4 29,1 31,2

Dịch vụ 14,5 15,4 17,7 19,7 20,7

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2009

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi theo hướng cơng nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2005 là 22,3% đến năm 2009 tăng lên 31,2%. Tương tự, tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng từ 14,5% lên 20,7%. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm nhanh từ 63,3% năm 2005 xuống còn 48% năm 2009, nhưng lực lượng lao động trong khu vực này vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn.

- Nhu cầu về chất lượng lao động

Về trình độ học vấn, qua kết quả khảo sát lao động đang làm việc trong nền kinh tế, số lượng lao động tốt nghiệp tiểu học trở xuống chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động: mù chữ 0,59%, chưa tốt nghiệp tiểu học 5,5%, tốt nghiệp tiểu học 6,5%. Số lượng lao động tốt nghiệp THCS có tỷ lệ cao nhất 34,33%, sau đó đến lao động có trình độ THPT chiếm tỷ lệ 21,6%; đây là điều kiện thuận lợi để lao động tiếp thu các kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề (xem hình 2.3).

Hình 2.3: Cơ cấu trình độ học vấn của lao động Bắc Ninh

Đơn vị: %

Nguồn: CSDL thông tin thị trường lao động năm 2009 - Bộ LĐTB&XH

Theo kết quả điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh đối với 1714 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2009 (bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngồi khu cơng nghiệp), lao động chưa qua đào tạo nghề vẫn chiếm tỷ lệ lớn; cơ cấu trình độ chuyên môn như sau: cao đẳng, đại học và sau đại học 15,4%; trung cấp, CNKT 30,4%; sơ cấp 5,2%; chưa qua đào tạo 49% [31, tr.5].

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ở các khu cơng nghiệp, cơ cấu lao động có xu hướng “phân cực” (nhiều lao động ở trình độ đại học và lao động phổ thơng).

Hiện nay, Bắc Ninh có 6 khu khu công nghiệp tập trung đang hoạt động và 4 khu công nghiệp đang tiến hành đầu tư. Với 176 dự án đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên tồn tỉnh đã thu hút trên 44 nghìn lao động. Trong đó, lao động tập trung chủ yếu ở ba khu công nghiệp lớn là Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong.

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong các khu công nghiệp

xét theo trình độ chun mơn

2005 8.168 75,1 13,6 11,3

2006 11.432 78 11,6 10,4

2007 19.476 80 9,7 10,3

2008 31.254 81 9,3 9,7

2009 44.506 83 8,5 8,5

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh

Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy chất lượng lao động của các khu công nghiệp Bắc Ninh là điều đáng quan tâm. Lao động phổ thông chưa qua đào tạo có xu hướng tăng dần, năm 2005 là 75,1% đến năm 2009 tăng lên 83%; đồng thời lực lượng lao động đã qua đào tạo (trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, cơng nhân kỹ thuật) có xu hướng giảm dần, năm 2005 lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ 24,9%, đến năm 2009 giảm xuống chỉ cịn 17%.

Tại các khu cơng nghiệp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giảm dần trong những năm vừa qua trong khi tỷ lệ này trên địa bàn tỉnh vẫn tăng lên hàng năm. Mâu thuẫn này có thể được lý giải như sau:

Những năm đầu của giai đoạn nghiên cứu, có ít doanh nghiệp đi vào hoạt động trên địa bàn, vì thế các doanh nghiệp dễ dàng thu hút được nhiều lao động đã qua đào tạo nghề vào làm việc. Những năm gần đây, do số lượng các doanh nghiệp đi vào hoạt động tăng rất nhanh, Cho nên số lượng lao động đã qua đào tạo tăng không kịp tốc độ tăng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.

Mặt khác, do các cơ sở dạy nghề chưa căn cứ vào yêu cầu của thị trường lao động để đào tạo nhân lực, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo ngắn hạn theo các dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, cho nên nhiều lao động khơng theo được nghề đã học, hoặc có theo nghề một thời gian nhưng do thu nhập quá thấp, họ vẫn phải vào doanh nghiệp làm lao động phổ thông.

Do nhu cầu sản xuất tăng cao trong khi số lượng lao động khá ổn định, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với hiện tượng thiếu nhân lực trầm trọng, khơng những thiếu lao động có trình độ chun mơn mà cịn thiếu cả

lao động phổ thông. Sự khan hiếm nhân lực hiện nay trong các khu cơng nghiệp cịn có một nguyên nhân khác nữa, đó là vấn đề tiền lương, tiền công chưa đủ sức thu hút người lao động.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w