Thực trạng di chuyển lao động

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 55 - 59)

- Để thu hút lao động ngoại tỉnh đến làm việc, cần thực hiện mơ hình phố

2 Tổng số lao động qua đào tạo 163,33 9,00 00,84 34,50 4,8 41,00 3Số lao động qua đào tạo

2.2.4. Thực trạng di chuyển lao động

Di chuyển lao động tác động đến cung lao động, ngồi việc lao động nơng thơn di chuyển tới thành phố hoặc các khu cơng nghiệp như đã phân tích trong chuyển dịch cơ cấu lao động, thì tình hình di chuyển lao động ở Bắc Ninh trong những năm gần đây diễn ra chủ yếu dưới dạng di chuyển lao động giữa Bắc Ninh và các tỉnh khác và xuất khẩu lao động.

- Di chuyển lao động giữa Bắc Ninh và các tỉnh khác

+ Lao động xuất cư: theo báo cáo của Cục thống kê Bắc Ninh, trong giai đoạn 2005 - 2009, số lao động nhập cư vẫn nhỏ hơn lao động xuất cư, tỷ suất lao động nhập cư 39,10/00 trong khi tỷ suất lao động xuất cư 42,60/00, tỷ suất di cư thuần là âm10,70/00. Lao động xuất cư chủ yếu ở các huyện Lương

Tài và Gia Bình; họ di chuyển theo hình thức tự do vào các khu cơng nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh v.v… Vài năm gần đây, do địa phương đã tạo được nhiều việc làm làm cho lượng người di cư vào khu vực phía nam đã giảm đi.

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động làm việc trong các khu công nghiệp

theo nguồn gốc tuyển dụng các năm

Đơn vị tính: %

Nguồn gốc lao động 2005 2006 2007 2008 2009

Trong tỉnh 54 43 42 61 49,2

Ngoài tỉnh 46 57 58 39 50,8

Tổng số 100 100 100 100 100

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh

+ Lao động nhập cư: trong vài năm gần đây, do phát triển sản xuất nên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động, trong khi lao động tại chỗ không đủ để đáp ứng. Do đó, hình thành luồng lao động nhập cư từ các tỉnh khác về Bắc Ninh, trong đó phần lớn lao động đến từ tỉnh Bắc Giang và chủ yếu vào làm việc tại các khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn, Quế Võ và Yên Phong. Số lao động đến từ ngoài tỉnh lên tới 22.600 người, chiếm tỷ lệ 50,8% tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp (xem bảng 2.10).

Qua số liệu về cơ cấu lao động làm việc tại các khu công nghiệp Bắc Ninh cho thấy lao động địa phương chiếm tỷ lệ cao trong những năm đầu nhưng tỷ lệ này giảm ở những năm về sau, phản ánh số lượng lao động nhập cư tăng lên, năm 2005 là 54%, năm 2006 giảm còn 43%. Năm 2009 cơ cấu lao động giữa trong tỉnh và ngoài tỉnh xấp xỉ bằng nhau. Việc thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh do nhiều lý do như:

Các khu công nghiệp Bắc Ninh sớm phát triển, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Đồng thời, ở các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Thái

Nguyên có lực lượng lao động dồi dào, nhưng việc làm không đủ để đáp ứng nên họ di chuyển tới Bắc Ninh để tìm kiếm việc làm.

Bắc Ninh là một địa phương có nhiều làng nghề truyền thống và các cụm công nghiệp làng nghề; u cầu cơng việc khơng địi hỏi người lao động phải sẵn có tay nghề. Những nơi này đã thu hút được nhiều lao động phổ thơng cả trong và ngồi tỉnh đến làm việc.

So sánh với một vài tỉnh lân cận, tiền lương, tiền công của lao động ở Bắc Ninh thường cao hơn và môi trường làm việc tốt hơn, vì thế đã thu hút được lao động ngoại tỉnh về Bắc Ninh làm việc.

Thực tế hiện nay ở Bắc Ninh vừa có xuất cư lại vừa có nhập cư lao động, song xu hướng lao động nhập cư ngày càng tăng. Mặt khác, phần lớn lao động nhập cư đến từ khu vực nông thôn, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cịn yếu, tác phong cơng nghiệp hạn chế đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động trên thị trường lao động tỉnh Bắc Ninh.

Để đảm bảo đời sống cho người lao động nhập cư, địi hỏi phải có chính sách phát triển các cơng trình kiến trúc hạ tầng như nhà ở, y tế, vệ sinh và trật tự an tồn; có chính sách hỗ trợ lao động nhập cư nhằm thu hút được nhiều lao động ngoại tỉnh, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, trình độ giỏi, giầu kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương.

- Xuất khẩu lao động:

Hằng năm, Bắc Ninh có một lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo các chương trình hợp tác lao động hoặc theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước với các doanh nghiệp ở nước ngoài. Số người tham gia xuất khẩu lao động khơng nhiều, bình qn mỗi năm trên 2 nghìn người. Thời gian hợp đồng làm việc ở nước ngoài thường từ 2 đến 3 năm, có thể lên tới 5 năm. Do làm việc ở mơi trường tiên tiến nên lao động tích luỹ được nhiều kinh nghiệp, nâng cao được tay nghề, cải thiện được

ý thức tác phong công nghiệp; đây là nguồn cung lao động cho địa phương sau khi hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài.

Theo số liệu báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh. Trong giai đoạn 2005 - 2009, tồn tỉnh có 11.783 người tham gia xuất khẩu lao động, tập trung chủ yếu ở các nước và lãnh thổ chủ yếu là Malaysia, Trung đông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản v.v... Trong giai đoạn này, thu nhập của số lao động nói trên ước khoảng 120 triệu USD, tương đương 2.200 tỷ đồng, tạo điều kiện cho người lao động và gia đình họ cải thiện đời sống.

Trong những năm vừa qua, cơ cấu lao động xuất khẩu ở Bắc Ninh chủ yếu là lao động phổ thơng, chỉ có 23% số lao động đã qua đào tạo nghề, số lao động có trình độ cao như chuyên gia y tế, giáo dục, công nghệ hầu như không đáng kể.

Bên cạnh những mặt ưu điểm, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh. Trong đó, nổi cộm là chất lượng và ý thức tổ chức kỷ luật lao động, lao động tay nghề thấp, khả năng ngoại ngữ kém. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng người lao động ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan tự ý bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Từ đó, uy tín của lao động Bắc Ninh bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho việc giữ và mở rộng các thị trường xuất khẩu lao động.

Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập một trung tâm chuyên làm công tác xuất khẩu lao động. Trung tâm có số lượng 15 cán bộ có 80% có trình độ đại học. Trung tâm đã khai thác và đưa lao động đi làm việc tại các thị trường như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, các quốc gia vùng Trung đơng v.v… trung bình hàng năm đưa được 750 lao động đi làm việc ở nước ngoài [31, tr.4].

Cùng với Trung tâm Xuất khẩu lao động Bắc Ninh, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đã được tỉnh thẩm định và tạo điều kiện đến địa phương khai thác nguồn lao động xuất khẩu. Trong 5

năm từ 2005 đến nay, có 58 doanh nghiệp đã tới Sở Lao động - Thương binh

và Xã hội Bắc Ninh để đăng ký tuyển lao động địa phương. Do các doanh nghiệp được phân bổ đều tới các huyện trên địa bàn tỉnh nên đã đáp ứng hầu hết nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động của người lao động địa phương.

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh đã đáp ứng được nhu cầu của lao động. Các cơ quan hữu quan có sự phối hợp để giúp cho người lao động thực hiện các thủ tục xuất cảnh một cách thuận lợi; tránh được những hành vi lừa đảo, môi giới bất hợp pháp gây thiệt hại về kinh tế cho người lao động.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triểnPhát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w