- Đổi mới thủ tục hành chính trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
3.2.2.2. Tuyên truyền sâu rộng và phát huy dân chủ, công khai, minh bạch các dự án, cơng trình đầu tư trên địa bàn các xã, thôn, bản
minh bạch các dự án, cơng trình đầu tư trên địa bàn các xã, thôn, bản vùng cao của huyện
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán
bộ, nhân dân các xã, thôn, bản vùng cao. Tại các địa phương này, việc triển khai thực hiện các dự án, cơng trình cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 liên quan đến hoạt động của nhiều cơ quan, ban ngành từ tỉnh đến huyện, xã mà việc chỉ đạo, đơn đốc của các cấp chính quyền địa phương có vai trị rất quan trọng. Để cho các dự án, cơng trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng theo Chương trình 135 thực hiện một cách thơng suốt, đạt kết quả tốt thì các cấp chính quyền huyện, xã và các thơn, bản phải thực hiện tốt vai trị lãnh đạo, điều hành và động viên sự tham gia tích cực của nhân dân địa phương. Tăng cường khâu thẩm định, quyết định đầu tư cũng như việc công khai kế hoạch vốn đảm bảo theo tiến độ, giảm thiểu các khâu thủ tục trình duyệt mang tính hình thức, khơng có tác dụng và hiệu quả thiết thực, thậm chí gây cản trở, ách tắc, làm chậm tiến độ thực hiện chương trình. Tập huấn, hướng dẫn, tạo điều kiện cho nhân dân có thể chủ động tham gia và có đủ năng lực để tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng cơng trình, giám sát q trình đầu tư, thi cơng và sử dụng, bảo vệ cơng trình.
Hai là, tăng cường tính cơng khai, dân chủ và minh bạch trong công
tác lập kế hoạch đầu tư, quản lý vốn đầu tư, kiểm tra giám sát quá trình đầu tư là một trong những yêu cầu quan trọng đối với các cơ quan quản lý các dự án và cơng trình cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135. Cơng khai, minh bạch trong xác định kế hoạch đầu tư, người dân có quyền được biết và tham gia ý
kiến với chính quyền cấp xã về nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ từ nguồn vốn NSNN theo Chương trình 135, được biết khả năng nguồn vốn hỗ trợ hàng năm cho xã, các nhu cầu nào là cần được ưu tiên và khả năng hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Qua việc công khai nguồn vốn đầu tư, người dân biết được các khoản mà cộng đồng phải đóng góp đề đầu tư cho các cơng trình, dự án. Việc thi cơng các cơng trình trên địa bàn cịn cần được thơng báo cơng khai về thiết kế, dự toán, đơn giá nhân cơng, vật liệu, trên cơ sở đó, người dân có khả năng giám sát việc thực hiện của chủ đầu tư, các nhà thầu thi công.
Một vấn đề hết sức quan trọng là hình thức cơng khai phải phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của đồng bào các dân tộc vùng cao, đảm bảo việc công khai thực chất và có tác dụng. Cơng khai có thể thực hiện qua trang web của các địa phương để các cơ quan chức năng, các đối tác đầu tư, tài trợ vốn có thể tiếp cận. Tuy nhiên đối với đa số người dân ở các xã, thơn, bản vùng cao thì cần tạo điều kiện cho họ tiếp cận ở hình thức đơn giản, thuận tiện hơn như thông báo trên các bảng tin tại xã, thôn, bản, thông báo trên loa, đài truyền thanh ở xã, thơn, bản, trên truyền hình và tại các cuộc họp định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm hoặc họp bất thường để thông báo các vấn đề cần lấy ý kiến người dân.
Ba là, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đây là công việc
cần tiến hành toàn diện và thường xuyên, nội dung kiểm tra giám sát bao gồm toàn bộ các nội dung hoạt động đầu tư phát triển cho xã, thơn, bản theo Chương trình 135, trong đó đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Các cơng trình tuy mức vốn khơng lớn, kỹ thuật khơng cao, nhưng có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế - chính trị - xã hội, nhân văn, quốc phòng - an ninh. Mặt khác việc đầu tư cơ sở hạ tầng này diễn ra ở các địa bàn vùng sâu, vùng cao, nên việc kiểm tra, giám sát hết sức khó khăn. Vì thế, cơng tác này càng phải được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình, chống thất thốt lãng phí vốn. Trong cơng tác kiểm tra cần phân định rõ trách nhiệm của
từng cơ quan, cá nhân trong từng khâu công việc, theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật.