Hạn chế trong cơ chế, chính sách về phân phối và quản lý sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triển-Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phất triển cơ sở hạ tầngtheo Chương trình 135 ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 75)

. Nâng cao đời sống văn hóa

2.2.3.1. Hạn chế trong cơ chế, chính sách về phân phối và quản lý sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Những kết quả cụ thể mà Nhà nước đầu tư thơng qua Chương trình 135, trong cả hai giai đoạn cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn đã tạo ra những kết quả rất quan trọng. Tuy vậy so với yêu cầu và tiềm năng thì

những kết quả đó vẫn chưa tương xứng. Một số vấn đề bức xúc, nổi cộm, nhất là về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở địa phương đã được giải quyết một phần khá lớn, nhưng tính ổn định bền vững thì chưa được bảo đảm. Qua nghiên cứu thực tiễn trong những năm qua, tác giả thấy còn nổi lên một số hạn chế sau đây trong cơ chế, chính sách đầu tư từ phía cơ sở hạ tầng cho huyện Con Cuông.

- Vốn đầu tư của NSNN còn đang chú trọng vào việc giải quyết một số vấn đề bức xúc tại chỗ, trước mắt chứ chưa mang tính chiến lược, chưa đầu tư cho chiều sâu, lâu dài nhằm giúp đồng bào các dân tộc huyện Con Cng thốt khỏi điểm xuất phát rất thấp, vươn lên tiến kịp miền xuôi. Từ bao đời nay đồng bào nơi đây phải vật lộn với cái ăn, cái mặc nhưng vẫn khơng thể tự giải quyết được. Diện đói nghèo, lạc hậu đang chiếm tỷ lệ cao theo chuẩn mới. Với điều kiện, hoàn cảnh như thế, việc đầu tư của ngân sách địa phương thường mang tính ngắn hạn, giải quyết tức thời những vấn đề nổi cộm bức xúc. Tuy vậy, phát huy được tác dụng trong một thời gian ngắn. Do đó, việc đáp ứng yêu cầu phát triển gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vì, cơ sở hạ tầng giao thơng, thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế và các cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết khác chưa được bảo đảm vững chắc: đường đi lại ở nhiều xã xuống thơn, bản cịn rất khó khăn...

- Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 cịn dàn trải, manh mún. Sự manh mún, dàn trải ở đây thể hiện cả về mặt địa bàn lẫn lĩnh vực đầu tư. Cứ một khoản vốn đầu tư nào đó của Chương trình 135 cho phát triển cơ sở hạ tầng thì thì hầu như tất cả các địa bàn và các hạng mục cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đều được xác định là đối tượng của dự án đầu tư. Điều đó dẫn đến sự phân tán nguồn vốn hạn hẹp thành nhiều khoản nhỏ, nên khơng tập trung được nguồn lực "ra tấm, ra món" để đầu tư cơng trình có chất lượng, rút ngắn thời gian, sớm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Quan điểm đầu tư theo kiểu này, tuy đạt được một số mục đích nào đó về mặt tâm lý và

sự đồng thuận xã hội. Nhưng, xét theo góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp thì kết quả đạt được hạn chế và không đáp ứng mục tiêu dài hạn.

- Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giữa các lĩnh vực có nhiều trường hợp cịn chưa hợp lý, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Về lý thuyết khi đầu tư cho mục tiêu nào đó thì chúng ta phải tn thủ các ngun tắc, chẳng hạn như: đáp ứng đủ nhu cầu vốn, bảo đảm tính hiệu quả. Có như vậy, vốn đầu tư mới có thể phát huy tối đa vai trị của nó, thơng qua tác động của sản phẩm đầu tư. Nhưng, trong thực tế vì nhiều lý do mà việc phân bổ vốn khơng đáp ứng được những u cầu đó.

Ví dụ, việc xây dựng chiếc cầu treo bắc qua sông Lam thuộc địa bàn xã Chi khê huyện Con Cuông. Theo thiết kế ban đầu, để đảm bảo độ cao vượt đỉnh lũ, dự toán vốn đầu tư phải khoảng 2 tỷ VNĐ. Nhưng do vốn của tồn bộ chương trình (gồm nhiều mục tiêu) phải chia sẻ nên sau đó kinh phí để xây dựng chiếc cầu này chỉ được bố trí ở mức 1,2 tỷ. Với mức kinh phí này tất nhiên một số tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ phải giảm thiểu, chẳng hạn độ cao của chiếc cầu phải giảm thấp xuống. Do đó, trong mùa mưa bão năm 2005, vì lượng nước từ đầu nguồn sông Lam và lưu vực hai bên bờ đổ vào dịng sơng q lớn, mặt cầu đã bị ngập nước và với tốc độ dòng chảy kinh khủng cuốn theo cây cối đã tạo ra những lực xô đẩy quá lớn vào chiếc cầu. Kết quả là chiếc cầu đã bị gãy làm đơi trong vịng mấy phút, cuốn theo dòng nước hơn 1 tỷ đồng (chiếc cầu này chỉ mới khánh thành trước đó 6 tháng).

- Thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135, về cơ bản là đúng, hợp lịng dân. Nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp không được thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu và những quy định, nên làm giảm lòng tin của đồng bào các xã ĐBKK. Ngoài ra, việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 cịn bộc lộ quan điểm bao cấp thuần tuý mà chưa chú ý đến vai trị kích thích, vai trị địn bẩy của nguồn vốn đầu tư này trong đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội. Vì vậy, khi khơng còn sự hỗ trợ về vốn đầu tư của NSNN nữa thì tình trạng cũ lại tái hiện. Sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội mang tính bao cấp này đã tạo ra tâm lý dựa dẫm, ỷ lại trong người dân. Đồng thời, do hạn chế này mà việc quản lý vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 vì thế cũng lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, thậm chí có tiêu cực.

Một phần của tài liệu ThS Kinh tế phát triển-Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phất triển cơ sở hạ tầngtheo Chương trình 135 ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w