. Nâng cao đời sống văn hóa
1.3.3. Những bài học có ý nghĩa đối với huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số huyện
Nghệ An từ việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số huyện
Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số huyện có điều kiện tương đồng trong q trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo Chương trình
135, có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa cho huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An nhằm triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 như sau:
Một là, để thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo Chương
trình 135, trước hết phải có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, sự phối kết hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các đồn thể, các hội cùng tồn thể nhân dân. Điều đó được thể hiện rõ qua lựa chọn và chất lượng dự án, kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp có liên quan đến việc thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình 135 trên địa bàn.
Hai là, có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan liên
quan với Ủy ban nhân dân huyện, Ban quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với các dự án thuộc Chương trình 135 và các chương trình khác có liên quan trên địa bàn huyện và các xã đặc biệt khó khăn. Cơ quan thường trực Chương trình 135 phải là cơ quan đóng vai trị tham mưu tích cực, có chất lượng trong việc tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, uốn nắn, đôn đốc, sơ kết hàng quý, 6 tháng để báo cáo, phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nhất là khâu giải phóng mặt bằng.
Ba là, phải huy động và tổ chức tốt sự tham gia tích cực của các
đồn thể và cộng đồng đối với việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135, nhất là trong giai đoạn II này. Đặc biệt, sự tham gia trực tiếp của người dân (cấp cơ sở) vào các hợp phần với tư cách là người trực tiếp hưởng lợi đã phát huy tốt vai trị giám sát, tính chủ động, sáng tạo, góp thêm nguồn lực của người dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ, giảm phân tán thất thoát nguồn lực và các tiêu cực khác ngay từ khâu lập kế hoạch. Từ thực tiễn của những huyện trên cho thấy, việc khuyến khích, đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia tích cực của người dân trong thực hiện Chương trình 135 nói chung, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của chương trình này là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành cơng của Chương trình. Đây
là việc làm có ý nghĩa quyết định, nơi nào thực hiện tốt đã phát huy được nội lực trong nhân dân, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nhân dân tích cực tham gia góp sức và giám sát làm cho chất lượng các cơng trình được đẩy nhanh tiến độ hồn thành, đảm bảo đạt chất lượng tốt.
Bốn là, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa phương thực
hiện Chương trình 135 phải được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn từ ngân sách trung ương chỉ là hỗ trợ. Do đó, việc phân bổ nguồn vốn từ ngân sách trung ương phải đảm bảo tất cả các xã, thơn, bản thuộc Chương trình 135 đều thụ hưởng. Đồng thời, phải thơng báo kịp thời, rõ ràng đến từng xã, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, khơng để thất thốt; khơng phân bổ bình qn chia đều phải dựa vào tiêu chí về địa lý, diện tích, số dân, mức độ thiết yếu của cơ sở hạ tầng và tỷ lệ hộ nghèo... để phân bổ;
Năm là, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã về cơ
chế quản lý, điều hành và giám sát việc xây dựng các cơng trình cơ sở kết cấu hạ tầng thuộc Chương trình 135 và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục giúp cho cộng đồng ý thức được trách nhiệm, lợi ích và nâng cao sự hiểu biết về những vấn đề có liên quan. Từ đó tham gia tích cực vào các hoạt động có liên quan và tham gia giám sát, quản lý nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả các cơng trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Chương 2