. Nâng cao đời sống văn hóa
1.3.1.1. Kinh nghiệm của của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Bá Thước là huyện vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hố có nhiều điểm tương đồng với huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An. Huyện Bá Thước có tổng số dân 103.000 người, trong đó trên 80% là người dân tộc thiểu số (DTTS).
Những năm 1998 trở về trước, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp. Nhiều hủ tục về ma chay, cưới xin, lễ tết lạc hậu tồn tại. Năm 1998, tỷ lệ đói nghèo chiếm gần 45%, một số thơn ở các xã vùng sâu tỷ lệ đói nghèo chiếm gần 80%. Tồn huyện có 23 xã, thị trấn, trong đó 12 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được Chính phủ đầu tư Chương trình 135, nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội của huyện này phát triển.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Bá Thước đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng. Đặc biệt, thông qua Chương trình 135 đầu tư trên địa bàn trong 7 năm (1999-2005), huyện Bá Thước đã xây dựng được 61 cơng trình gồm: giao thơng 16 cơng trình, thuỷ lợi 18 cơng trình, trường học 19 cơng trình, điện thắp sáng 8 cơng trình, với tổng số tiền đầu tư gần 32 tỷ đồng, trong đó huy động nhân dân đóng góp trên 1 tỷ đồng; hoàn thành 2 trung tâm cụm xã là Phố Đoàn và Lương Nội, với số vốn đầu tư
gần 6 tỷ đồng. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện Bá Thước đã tập trung triển khai các dự án ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm. Từ năm 2003 đến nay, huyện Bá Thước đầu tư gần 1 tỷ đồng mua bò giống, bò lai Sind và dê lai cấp cho các xã để cải tạo chất lượng đàn gia súc địa phương; hỗ trợ gần 700 triệu đồng cho 1.200 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phát triển sản xuất. Ngồi ra, huyện cịn huy động được trên 60 tỷ đồng từ các chương trình, dự án khác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Nhờ đó, bộ mặt vùng cao Bá Thước thay đổi đáng kể: 100% xã có đường giao thơng đến được trung tâm; trên 50% số hộ được dùng điện lưới quốc gia; trạm y tế xã được đầu tư xây dựng, góp phần ngăn chặn cơ bản dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ cho đồng bào. Do chủ động được nước tưới tiêu, đồng bào tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoa. Bên cạnh đó, giao thơng thuận lợi nên sản phẩm của bà con tiêu thụ không bị tư thương ép giá, nhiều hộ thốt nghèo và tích luỹ mua sắm được phương tiện phục vụ sản xuất. Đời sống đồng bào các dân tộc ở huyện Bá Thước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo hàng năm giảm từ 4 - 5%. Kết quả của việc triển khai dự án đào tạo cán bộ đã nâng cao một bước về năng lực quản lý kinh tế, trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản. Đồng bào tuyệt đối tin tưởng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tình đồn kết giữa các dân tộc ngày càng được củng cố, văn hố các dân tộc được giữ gìn và phát huy; khu dân cư khơng có tội phạm và tệ nạn xã hội, các tập tục lạc hậu bị loại bỏ; an ninh trật tự xã hội ổn định.
Hiện tại, huyện Bá Thước đang rà sốt, đánh giá lại tình hình thực trạng các thơn, bản, khu vực đặc biệt khó khăn, tiến hành phân định lại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, để có phương án triển khai Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010). Theo đó, huyện Bá Thước cịn 6 xã khu vực II và một số thôn, bản nghèo vùng sâu, vùng cao của các xã khu vực II,
khu vực I đang trong tình trạng khó khăn do điểm xuất phát về kinh tế thấp, hàng năm thiệt hại nhiều do thiên tai, lũ lụt, tỷ lệ tái nghèo khá cao, rất mong được Chính phủ xét cho các xã được thụ hưởng Chương trình 135.