. Nâng cao đời sống văn hóa
2.2.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém
Những hạn chế, yếu kém, bất cập trong cơ chế, chính sách về phân phối, quản lý vốn và trong tổ chức thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 có rất nhiều ngun nhân, bao gồm cả khách quan và chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, địa bàn các xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Con
Cuông, tỉnh Nghệ An rất phức tạp, hiểm trở, thời tiết khí hậu diễn biến khó lường. Rất nhiều xã trong khu vực đi lại hết sức khó khăn. Về mùa mưa hầu như bị cô lập như những ốc đảo, mất liên lạc hoàn toàn với bên ngoài. Thời gian đi từ trụ sở xã (trung tâm) về một số bản mất cả ngày, còn lâu hơn cả thời gian về huyện lỵ Có những xã đi lại bằng phương tiện duy nhất là xuồng nhỏ
hoặc đi bộ, như khu vực biên giới Con Cuông với Xiêng khoảng của CHDCND Lào.
Về mùa mưa lũ, tình hình lại càng phức tạp. Có một số cơng trình giao thông, điện, liên lạc viễn thông đang xây dựng dở dang hoặc đã hồn tất cơng tác xây lắp nhưng chỉ qua một đêm lũ ống, lũ quét đã xoá đi tất cả. Cũng do địa hình hiểm trở, nên việc cung ứng vật tư, thiết bị … cho xây dựng cơng trình gặp nhiều khó khăn, thường hay bị gián đoạn.
Thứ hai, kinh tế, xã hội của huyện, nhất là ở những xã đặc biệt khó
khăn thuộc Chương trình 135, cịn kém phát triển, trình độ dân trí cịn thấp, ý chí tự lực tự cường, sức vươn lên còn hạn chế.
Thứ ba, địa bàn rất rộng; đối tượng cần được hưởng lợi nhiều; đối
tượng, mục tiêu đầu tư đa dạng … cũng tạo ra khơng ít khó khăn cho cấp uỷ, chính quyền các cấp trong lựa chọn cơng trình, lập dự án và quản lý tổ chức thực hiện. Đứng trước mn vàn những địi hỏi bức xúc, cấp thiết thì sự lựa chọn cơng trình, dự án phù hợp và có bước đi cụ thể trong triển khai thực hiện sao cho có hiệu quả thật là khơng dễ.
Thứ tư, vốn đầu tư của NSNN eo hẹp, không đủ khả năng để chi cho
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo nhu cầu. Ở bình diện Quốc gia chúng ta biết rằng hằng năm bội chi ngân sách luôn ở mức cao. Trong khi đó nhu cầu chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các huyện miền núi trên cả nước lại rất lớn. Trong hồn cảnh như vậy thì dù có quan tâm đối với huyện Con Cuông như thế nào đi nữa, vốn NSNN cũng không thể tập trung cao để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn của huyện Con Cuông như mong muốn.
Ngân sách nhà nước của huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An thì lại cịn khó khăn hơn nhiều. Điểm qua cân đối ngân sách của huyện trong mấy năm vừa qua cho thấy rõ điều đó.
Năm 2005 thu ngân sách huyện trên địa bàn là: 5,3 tỷ, chi 75,8 tỷ, ngân sách tỉnh và trung ương cân đối: 70,5tỷ.
Năm 2006 thu ngân sách huyện trên địa bàn là: 7,6 tỷ, chi 105,6 tỷ, ngân sách tỉnh và trung ương cân đối: 98 tỷ.
Năm 2007, các số liệu tương ứng là: thu ngân sách huyện trên địa bàn là:6,8 tỷ, chi 143,6 tỷ, ngân sách tỉnh và trung ương cân đối: 136,8 tỷ.
Năm 2008, các số liệu tương ứng là: thu ngân sách huyện trên địa bàn là:6,7 tỷ, chi 197,2 tỷ, ngân sách tỉnh và trung ương cân đối: 190,5 tỷ.
Năm 2009, các số liệu tương ứng là: thu ngân sách huyện trên địa bàn là:6,5 tỷ, chi 171,8 tỷ, ngân sách tỉnh và trung ương cân đối: 165,3 tỷ.
Khi mà ngân sách địa phương chủ yếu đang dựa vào nguồn cân đối từ ngân sách cấp trên thì chắc chắn việc bố trí vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng là hết sức khó khăn, bị động. Ngồi ra do các xã vùng ĐBKK nói chung có mặt bằng kinh tế xã hội thấp, nên giải pháp dùng một phần vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước để kích thích, làm “mồi” cho việc thu hút các nguồn lực khác trong xã hội cũng bị hạn chế. Rõ ràng là đã khó khăn lại chồng chất thêm khó khăn.
- Những nguyên nhân chủ quan:
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đã nêu, có rất nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan nảy sinh từ cơ chế, chính sách đầu tư, lẫn trong q trình thực hiện đầu tư của các địa phương, của các ngành, các cơ quan chức năng. Có thể nêu ra mấy nhóm nguyên nhân chủ quan sau đây:
Thứ nhất, công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
các cấp còn nhiều hạn chế. Thể hiện ở các nội dung sau:
- Chưa có sự thống nhất, đồng bộ về nhiệm vụ, mục tiêu giữa tỉnh với huyện, giữa huyện với xã trong từng giai đoạn cụ thể.
- Chưa chỉ rõ mục tiêu mang tính chiến lược, để từ đó xác định mức độ phân phối vốn của NSNN đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng trên từng địa bàn, nhất là địa bàn huyện miền núi Con Cuông.
- Khảo sát, tính tốn các điều kiện để xác định một số mục tiêu cụ thể trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong huyện chưa khoa học và chưa chuẩn xác, chậm được sửa đổi, bổ sung. Điều này cũng gây khó khăn cho việc phân phối vốn NSNN đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn.
Chính vì những lý do này mã đã có lúc việc phân bổ vốn đầu tư chồng chéo, không đảm bảo mức đầu tư cần thiết, dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, do hạn chế trong xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các xã trên địa bàn huyện, nên việc xác định nội dung trọng tâm, mục tiêu chính của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có lúc lúng túng, khơng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Thứ hai, do “sức ép” từ nhu cầu, mong muốn của các địa phương và
nhận thức về sự công bằng trong phân bố vốn NSNN đầu tư chưa đúng. Do đó, các cơ quan chức năng khi xem xét đối tượng và mức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 đã khơng quan tâm đúng mức một số nguyên tắc. Đó là: phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phải đảm bảo tính hiệu quả, phải căn cứ khả năng tiếp nhận và quản lý vốn đầu tư … Do đó, trước những đề xuất, kiến nghị riêng lẻ của địa phương trong một số trường hợp, các cơ quan chức năng đã phân phối vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mang tính bình qn cào bằng. Địa phương A có khoản đầu tư nào thì địa phương B cũng phải được bố trí một số kinh phí từ nguồn vốn đó, hoặc nếu chưa thể bố trí được thì sẽ được “lưu ý” để giải quyết trong một dự án khác. Điều này thể hiện sự phi khoa học, tuỳ tiện, cảm tính của cán bộ và cơ quan có thẩm quyền. Hơn nữa, đó cịn là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm, thậm chí có ngun nhân sâu xa từ hành vi tiêu cực, vì lợi ích cá nhân mà khơng quan tâm tới tính hiệu quả của vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135. Có thể chưa có một sự khảo cứu đầy đủ, chi tiết để có số liệu chính xác, đánh giá đúng thực trạng này. Nhưng từ xem
xét các hiện tượng và tìm hiểu bản chất sự việc thì cũng có thể thấy là có sự thất thốt, lãng phí, kém hiệu quả của vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã diễn ra trên địa bàn huyện là do nguyên nhân này.
Thứ tư, công tác chuẩn bị kế hoạch cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
ở một số dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135, chưa thật sự chu đáo. Các cơ quan chức năng chưa khảo sát kỹ lưỡng, chưa nắm bắt được chính xác các thơng tin về nhu cầu, điều kiện và tính tốn hiệu quả của việc đầu tư. Vì vậy, đã dẫn đến sự bất hợp lý trong một số trường hợp, chẳng hạn:
- Bất hợp lý về địa bàn: nơi chưa thực sự cấp bách thì đầu tư, nơi rất cần thì lại khơng bố trí vốn để thực hiện.
- Bất hợp lý về mức đầu tư: có một số cơng trình, mục tiêu cần tập trung vốn thì lại bị chia sẻ nguồn, vì thế sản phẩm đầu tư khơng phát huy tốt hiệu quả, thậm chí khơng khai thác được cơng dụng, gây lãng phí vốn đầu tư.
- Bất hợp lý về thời điểm đầu tư: đáng lẽ phải đầu tư trước thì lại đầu tư sau và ngược lại, hoặc đáng lẽ phải đầu tư liên hồn, đồng bộ để phát huy hiệu quả tổng hợp thì lại bố trí vốn gián đoạn.
- Bất hợp lý về mục tiêu đầu tư: đáng lẽ phải đầu tư cho cơng trình thuỷ lợi thì lại đầu tư cho nhà văn hố, đáng lẽ phải đầu tư cho đường sá, cầu cống thì lại đầu tư cho xây dựng trụ sở…
Thứ tư, năng lực quản lý và tinh thần trách nhiệm của cán bộ một số cơ
quan tham mưu còn hạn chế, nhất là cơ sở và cấp huyện. Trong những năm qua với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước rất nhiều dự án được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã miền núi cao của huyện Con Cng. Chính điều này cũng đã gây cho các cấp một sự lúng túng nhất định khi xây dựng kế hoạch và đặc biệt là trong quá trình tổ chức thực hiện. Hầu hết cán bộ cấp huyện và cơ sở chưa được đào tạo và tập huấn kỹ lưỡng nghiệp vụ quản lý dự án; ít người được đào tạo về quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Ở cơ sở cán bộ phải giải quyết sự vụ hàng ngày nhiều, nên việc tham gia vào
quản lý các dự án đầu tư thường xem như là việc làm kèm thêm, nên hiệu quả bị hạn chế. Một số cơng dân do có uy tín trong cộng đồng, đã được cử vào các ban quản lý, giám sát, do đó chất lượng thực hiện nhiệm vụ chỉ dựa trên sự nhiệt tình cá nhân. Cán bộ và các ban giám sát làm việc trên cơ sở kinh nghiệm là chính, chưa có các cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, khoa học. Vì vậy, việc kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi cơng cơng trình, các tổ chức thực hiện dự án cịn nhiều bất cập, hạn chế. Vấn đề trách nhiệm chưa được đề cao cũng là một nguyên nhân cần nhận rõ để có cách khắc phục. Do đặc thù của miền núi cao là địa bàn phức tạp, hiểm trở nên một số cán bộ ngại gian khổ, khơng làm trịn bổn phận của mình. Rất ít khi về cơ sở, khơng chịu khó lặn lội để tiếp cận với đồng bào, khơng chịu khó nắm bắt nghiên cứu kỹ thực tiễn, thái độ làm việc thì hời hợt, tắc trách… Cung cách làm việc này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.
Thứ năm, chưa có cơ chế để thống nhất quản lý các nguồn vốn đầu tư
trên cùng một địa bàn. Qua thống kê cho thấy, hằng năm có rất nhiều nguồn vốn đầu tư thuộc các chương trình, dự án khác nhau cho miền núi cao. Từ đó đã diễn ra tình trạng là có sự chồng chéo nhau. Chẳng hạn về việc đầu tư xây dựng trường học, là một nội dung trong phần xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình 135. Nhưng ở Nghệ An trong mấy năm qua cũng đang có nguồn vốn đầu tư khác thực hiện Chương trình “kiên cố hố trường học”. Hoặc ví dụ khác: nội dung xây dựng Trung tâm cụm xã, vừa có trong Chương trình 135, vừa có trong Đề án của địa phương về xây dựng đồng bộ Trụ sở cấp xã. Sự chồng chéo này dẫn đến hậu quả:
- Các cơ sở lúng túng trong xây dựng kế hoạch, dự án đầu tư. Bởi vì, thơng thường khi đầu tư một cơng trình hoặc hạng mục cơng trình nào đó thì cơ quan quản lý cơng trình đó đều u cầu các địa phương hưởng lợi phải có thiết kế, dự tốn theo chế độ về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Muốn có cả
2 nguồn vốn thì địa phương phải có 2 thiết kế, dự tốn, trong khi đó thực tế chỉ có một cơng trình. Cả hai tổ chức quản lý cơng trình khơng có thẩm quyền để nhập hai nguồn vốn lại làm một.
- Do có sự chồng chéo như trên mà một số địa phương đã lợi dụng các nguồn vốn để sử dụng làm kinh phí cho mục đích khác. Như vậy là vi phạm nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Ở một số địa phương nhiều cán bộ xã đã bị kỷ luật vì vấn đề này. Điều đáng lưu tâm là do sơ hở trong cơ chế quản lý mà cán bộ vi phạm, mặc dù không hề có ý thức tiêu cực.
Qua khảo sát cho thấy, có rất nhiều nguồn vốn đầu tư cho đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa theo các lĩnh vực khác nhau. Ứng với các nguồn vốn thuộc lĩnh vực nào thì do ngành đó quản lý hoặc tham mưu về mặt chủ trương, kế hoạch. Chẳng hạn: Ban Dân tộc, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hoá - thể thao - du lịch, Sở thông tin truyền thông, Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn… Vì thế, trong thực tế lâu nay có một số yếu cầu cấp thiết, nhưng đã không được giải quyết tốt bởi lẽ không tập trung được các nguồn lực. Nếu có một có chế quản lý chung, thống nhất khoa học, chắc sẽ khắc phục được được những hạn chế nói trên.
Thứ sáu, chưa đánh giá đầy đủ, chính xác các tiềm năng của từng
địa phương. Các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong nhiều trường hợp đầu tư mang nặng tính chính sách mà chưa thật sự mang tính hiệu quả thực tiễn.
Qua nghiên cứu tình hình của các xã ĐBKK ở huyện Con Cuông cho thấy, tiềm năng rất đa dạng, phong phú. Nhưng do có nhiều nguyên nhân và điều kiện cụ thể mà không phải tất cả các địa phương đều có thể cùng một lúc phát huy đầy đủ một thế mạnh nào đó.
Chẳng hạn, tiềm năng về quỹ đất lâm nghiệp của huyện khá lớn, nhưng chất đất, khí hậu, nguồn nước ở các xã trên địa bàn huyện khơng hồn toàn giống nhau. Thế mà, trong chủ trương phát triển kinh tế lâm nghiệp đã khơng
có sự nghiên cứu cụ thể, dẫn đến đồng loạt ở tất cả các xã đều trồng một loại cây. Do đó, khơng phù hợp điều kiện thổ nhưỡng của một số địa phương, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp.
Thứ bảy, công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm về đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng theo Chương trình 135 trên địa bàn huyện, chưa kịp thời và chưa có chất lượng cao. Trong suy nghĩ của nhân dân ở một số địa phương và kể cả cán bộ một số cơ quan chức năng cho rằng các dự án chỉ diễn ra một lần, kết thúc đầu tư là mọi việc coi như đã xong xi. Bên cạnh đó có một số mục tiêu, dự án có thời gian đầu tư khơng dài, vốn đầu tư không lớn, kế hoạch đầu tư của những thời kỳ tiếp theo lại chưa rõ ràng. Tất cả những nguyên nhân này đã tạo ra tư tưởng xem nhẹ công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm. Nếu có tổ chức thì cũng là bị động, do phải làm theo yêu cầu của cấp trên mà chưa thấy được sự cần thiết, bổ ích cho chính địa phương mình, cơ quan mình. Ở một số dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tương đối lớn, có thời gian dài, hàng năm cũng có tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, nhưng bài học rút ra là không nhiều, không sâu sắc, không thiết