. Nâng cao đời sống văn hóa
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng theo
sách nhà nước đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 ở các huyện miền núi
Nhà nước đầu tư vốn cho miền núi cao nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó có những mục tiêu mang tính dài hạn và những mục tiêu ngắn hạn, giải quyết một số vấn đề trước mắt. Từ những mục tiêu đó, trước khi có chủ trương đầu tư, Nhà nước xác định các hiệu quả tương ứng, cụ thể để định hướng và quyết định việc đầu tư.
Hiệu quả của vốn ngân sách nhà nước nói chung, vốn từ Chương trình 135 đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, bao gồm các điều kiện khách quan và chủ quan, điều kiện bên trong và bên ngoài, điều kiện tự nhiên và xã hội,… Để đơn giản hóa việc nghiên cứu, chúng tơi tập trung phân tích những cầu cấn quán triệt trong phan bổ vốn NSNN đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135.
Thứ nhất, cơng tác quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và kế hoạch đầu
xã hội, quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; quy hoạch vùng; quy hoạch ngành; quy hoạch sản phẩm và phải phù hợp với lĩnh vực đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư,…
Từ các quy hoạch và kế hoạch phát triển các lĩnh vực nêu trên, phải xây dựng kế hoạch huy động và phân bố vốn cho các dự án, cơng trình theo thứ tự ưu tiên và cấp phát vốn đầu tư của NSNN kịp thời. Vấn đề này phải được thực hiện công khai, công bằng, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn. Phải hạn chế, tiến tới xóa bỏ hẳn tình trạng phân bố vốn đầu tư mang tính chủ quan, duy ý chí. Nếu phân bổ, cấp phát vốn đầu tư của NSNN khách quan, hợp lý, đáp ứng các yêu cầu trên sẽ tránh được tình trạng phân tán, dàn trải, manh mún và đảm bảo cho việc tập trung vốn đầu tư vào những dự án, cơng trình trọng điểm, thiết yếu.
Xác định đối tượng đầu tư cũng là một việc cần tập trung để thực hiện cho tốt. Nó bao gồm việc xác định đầu tư cái gì, ở đâu và khi nào. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì, nếu ngay từ lúc đầu mà chủ trương đề ra khơng đúng đắn thì sẽ để lại một loạt hậu quả tiêu cực cho các bước tiếp theo của quá trình đầu tư và phân bố đầu tư từ NSNN. Thông thường, chủ trương đầu tư xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương. Tuy vậy sẽ là phiến diện nếu không đặt việc đáp ứng nhu cầu đó trong mối quan tổng thể với các nhu cầu khác và với các địa phương khác. Nó địi hỏi phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch ở từng thời kỳ. Tính hiệu quả của vốn đầu tư khơng những địi hỏi phải có kết quả ở mức cao nhất, mà cịn yêu cầu kết quả đó đạt được trong điểu kiện các chi phí bỏ ra ở mức thấp nhất nữa. Rõ ràng rằng khi mà các nguồn lực cho đầu tư phát triển của NSNN cịn hạn chế thì vấn đề này cần phải được quan tâm giải quyết. Có được chủ trương đầu tư đúng đắn cũng là cách để khắc phục sự lãng phí vốn đầu tư.
Thứ hai, phải xác định quy mô đầu tư phù hợp cả trước mắt và lâu dài. Ở
đây, chúng ta đề cập đến phạm vi về không gian, thời gian và mức vốn đầu tư cho các mục tiêu, dự án, cơng trình của Chương trình 135. Trong thực tiễn nhu cầu về đầu tư hết sức phong phú, đa dạng, việc xác định quy mô đầu tư một cách hợp lý cho các mục tiêu, dự án, cơng trình của Chương trình 135 khơng hồn tồn dễ dàng. Nó phụ thuộc vào điều kiện, hồn cảnh cụ thể ở các địa phương trong từng thời kỳ khác nhau. Thơng thường những mục tiêu, dự án, cơng trình nào có tổng mức đầu tư lớn sẽ đem lại kết quả nhiều hơn. Tuy vậy, ở miền núi cao không phải lúc nào điều đó cũng đúng. Chẳng hạn như xây dựng một con đập tràn để bảo đảm giao thông nông thôn vào mùa mưa lũ. Trong trường hợp này nếu khơng tính tốn kỹ lượng tác động về mặt mơi trường thì tiền vốn bỏ ra nhiều để xây dựng một con đập lớn chưa hẳn đã đem lại hiệu quả cao.
Nhưng, ở miền núi cao, địa hình phức tạp, độ dốc lớn, một bên là núi cao, một bên là vực sâu, bị chia cắt bởi nhiều sơng suối. Do đó, nên các cơng trình cơ sở hạ tầng về giao thơng địi hỏi phải đảm bảo tính kỹ thuật cao, đầu tư phải lớn mới đảm bảo giao thông thông suốt. Nếu quy mô đầu tư khơng đáp ứng được đủ mức cần thiết thì cơng trình sẽ chóng hư hỏng và vốn đầu tư sẽ khơng đem lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư của NSNN mà bố trí nhỏ lẻ, phân tán, dàn trải, manh mún hay cấp vốn "nhỏ giọt" trong một khoảng thời gian quá dài cũnglàm mất cơ hội để sớm đưa cơng trình vào sử dụng, chậm phát huy tác dụng và do đó hiệu quả đạt thấp.
Thứ ba, tùy thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn mà xác định
thứ tự ưu tiên các dự án và cơng trình xây dựng. Do tích lũy của NSNN hằng năm chưa cao, nên thường là có những khó khăn nhất định trong quá trình phân bổ vốn đầu tư. Hiện tượng co kéo vốn giữa lĩnh vực này với lĩnh vực khác, giữa vùng này với vùng khác và giữa các cơng trình với nhau dẫn đến tình trạng thiếu vốn cục bộ ở từng giai đoạn, khiến cho cả quá trình thực hiện
đầu tư bị ảnh hưởng, tiến độ chậm trễ, thậm chí phải tạm ngừng một thời gian dài, gây lãng phí vốn đầu tư. Vì vậy, việc tính tốn, phân bổ để đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư theo đúng thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu, dứan, cơng trình của Chương trình 135 là giải pháp rất quan trọng để rút ngắn thời gian đầu tư, nhằm sớm đưa sản phẩm đầu tư vào khai thác, phát huy hiệu quả.
Thứ tư, phải có cơ chế quản lý vốn đầu tư phù hợp. Đây là một nội
dung hết sức quan trọng, bao gồm các yêu cầu như đầu tư vốn của NSNN phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; đầu tư vốn NSNN phải đúng mục tiêu, bảo đảm có phương thức quản lý phù hợp đối với từng nguồn vốn, từng loại dự án đầu tư. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư, thực hiện phân công, phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư.
Để quản lý vốn đầu tư của NSNN cho miền núi nói chung, Chương trình 135 nói riêng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, phải hồn thiện một loạt các cơng cụ quản lý kinh tế và kỹ thuật như: ban hành các quy phạm đầu tư, định mức vật tư, lao động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thiết kế, dự toán và chế độ thanh quyết tốn sản phẩm cơng tác xây lắp nói riêng và đầu tư nói chung, … Đồng thời phải làm tốt công việc thành tra, kiểm tra, giám sát. Công tác này phải được tiến hành ở tất cả các bước, các giai đoạn của quá trình đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta xác định mục đích chính của họat động này là nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục, sửa chữa và ngăn ngừa, để khơng xảy ra hậu quả hoặc nếu có thì hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra. Việc sử dụng các phương thức thanh tra, kiểm tra, giám sát phải đa dạng, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể, kết hợp thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài với thanh tra, kiểm tra nội bộ. Tăng cường giám sát tại chỗ của nhân dân và giám sát thông qua quy chế, cơ chế quản lý. Xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN.
Thứ năm, phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và các tổ chức, đơn
vị tiếp nhận đầu tư của NSNN trong thực hiện Chương trình 135. Hoạt động đầu tư theo Chương trình 135 là một dạng hoạt động đặc thù, vì nó liên quan tới rất nhiều yếu tố, đặc biệt ở địa bàn miền núi cao, nên rất khó khăn, phức tạp. Trong rất nhiều trường hợp, chủ trương đầu tư là đúng đắn, vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu theo các mục tiêu, dự án, cơng trình của Chương trình 135,… Nhưng do sự yếu kém của cán bộ, của các tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, làm cho q trình đầu tư bị ảnh hưởng, thậm chí có mục tiêu, dự án bị thất bại.
Năng lực của đội ngũ cán bộ và tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư được nói đến ở đây bao gồm: trình độ chun mơn, kinh nghiệm quản lý, tinh thần và thái độ đối với cơng việc,…
Bên cạnh năng lực thì phẩm chất đạo đức của cán bộ cũng là một yếu tố chi phối chất lượng hoạt động đầu tư, nhất là ở giai đoạn thi công xây lắp, tổ chức thực hiện mục tiêu, dự án, cơng trình theo Chương trình 135 và cơng tác thanh, quyết tốn vốn đầu tư.
Thứ sáu, cần có cơ chế chính khuyến khích sách thu hút đầu tư trên
địa bàn.
Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư là hệ thống những biện pháp sử dụng các cơng cụ và địn bẩy kinh tế tác động nhằm thu hút hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế theo các mục tiêu chiến lược định trước, góp phần bảo đảm thực hiện các mục tiêu kinh tế như nâng cao tốc độ tăng trưởng, giải quyết việc làm và thu nhập.
Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư gồm có đầu tư theo mục tiêu gần và đầu tư theo mục tiêu xa. Thu hút đầu tư theo mục tiêu gần là việc thu hút các hoạt động đầu tư nhằm đạt quy mô đầu tư xác định.
Thu hút đầu tư có mục tiêu xa là thu hút đầu tư để đạt các mục tiêu của toàn bộ hệ thống kinh tế trên địa bàn nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, việc làm đầy đủ, ổn định thị trường và cân đối phát triển kinh
tế giữa các ngành, các vùng, các khu vực trên địa bàn. Do đó, việc hoạch định, thực hiện và điều chỉnh chính sách đầu tư cần hết sức lưu ý đến mối quan hệ giữa các mục tiêu gần và mục tiêu xa. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp hai nhóm mục tiêu này khơng thống nhất với nhau. Quan điểm chung là mục tiêu bộ phận phải phục tùng mục tiêu tổng thể, các chính sách, biện pháp ngắn hạn có thể phục vụ mục tiêu gần, nhưng phải linh hoạt điều chỉnh để khơng mâu thuẫn với các chính sách, biện pháp phục vụ mục tiêu dài hạn.
Cùng với Chương trình 135, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và bảo đảm đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước đầu tư vào miền núi thì mới thu hẹp được khoảng cách về trình độ phát triển giữa miền núi với miền xi. Vì nếu chỉ có Nhà nước là chủ thể duy nhất đầu tư phát triển miền núi mà các chủ thể thuộc những thành phần kinh tế khác không tham gia đầu tư phát triển miền núi thì xét trên nhiều phương diện đều khơng thoả đáng... Hơn nữa, năng lực đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển miền núi của ngân sách nhà nước cịn hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, tình cảm và lợi ích nhằm huy động tối đa các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển miền núi theo các chương trình mục tiêu. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng đảm bảo cho vốn đầu tư của Nhà nước theo Chương trình 135 ở địa bàn miền núi cao được sử dụng có hiệu quả.
Thứ bảy, cần có cơ chế quản lý, khai thác cơng trình sau đầu tư.
Hoạt động đầu tư của Nhà nước ở miền núi cao chủ yếu là tập trung cho xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, sản phẩm là những hạng mục, cơng trình cụ thể như: đường sá, cầu cống, trạm, trại, trường học, bệnh viện … Những sản phẩm này có các tính năng, tác dụng nhất định theo thiết kế ban đầu. Do đó, các tổ chức thụ hưởng kết quả đầu tư phải có kế hoạch quản lý, khai thác tối ưu các sản phẩm của đầu tư. Mỗi giai đoạn của q trình đầu tư có vai trí
khác nhau và đều quan trọng. Tuy vậy, có thể nói rằng ý nghĩa thực tiễn và tác động của vốn đầu tư từ NSNN cho miền núi cao nói chung, theo Chương trình 135 nói riêng, nhằm đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đạt cao hay thấp xét đến cùng, được quyết định ở giai đoạn này. Nếu quản lý, khai thác sử dụng không tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy và lãng phí rất lớn tiền, của, công sức cho xã hội.