Các nhiệm vụ

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 73 - 81)

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

2. HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHỤ NỮ SÁNG TẠO KHỞI NGHIỆP, PHÁT TRIỂN KINH TẾ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

2.2.7. Các nhiệm vụ

(1) Vận động, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng hợp tác xã, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(a) Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, năng lực giúp phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế

Các nội dung:

- Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, năng lực giúp phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế

- Động viên phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững, sáng tạo, khởi nghiệp, nâng cao năng suất lao động

- Tuyên truyền, cung cấp thông tin, tư vấn học nghề, việc làm, hỗ trợ phụ nữ ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế tập thể, chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh. Tuyên truyền Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.

- Thay đổi nhận thức, hành vi của phụ nữ thực hiện “sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch”; hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Điểm mới, điểm nhấn:

- Chú trọng tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng giảm tỷ trọng nông

nghiệp, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất sạch, hữu cơ, tiến tới nông nghiệp thông minh hiện đại.

- Vận động phụ nữ trực tiếp thực hiện và vận động gia đình, xã hội “sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch”; tích cực tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

(b) Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hợp tác

Các nội dung:

- Vận động phụ nữ tham gia - Nâng cao năng lực hoạt động - Thí điểm, kết nối cho vay vốn

- Kết nối đầu vào, khoa học công nghệ - Kết nối tiêu thụ sản phẩm

- Mô hình kinh tế hợp tác (HTX, Liên hiệp HTX) Điểm mới, điểm nhấn:

- Thúc đẩy liên kết, hợp tác của kinh tế hộ, phát triển kinh tế trang trại..., làm cơ sở mở rộng hạn điền, áp dụng khoa học kỹ thuật cao, tăng tính cạnh tranh

- Hỗ trợ đồng bộ, tác động theo chuỗi giá trị, đặc biệt quan tâm đến tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu định hướng của thị trường.

- Đào tạo hướng đến nâng cao năng lực đội ngũ quản lý HTX, chú trọng HTX do phụ nữ tham gia quản lý:

+ Bồi dưỡng, tư vấn kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành; + Hỗ trợ, chia sẻ tiếp cận thị trường, thông tin, công nghệ; + Liên kết hợp tác, tăng cường năng lực cạnh tranh;

+ Tư vấn, hỗ trợ tiếp cận tín dụng (các quỹ tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tập thể, vốn quốc gia giải quyết việc làm, tài chính vi mô).

c. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nữ, thực hiện hiệu quả Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2027

- Phối hợp xây dựng chuỗi liên kết, mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

- Phát huy vai trò Hiệp hội/Hội/CLB doanh nhân nữ trong kết nối, hỗ trợ phụ nữ thực hiện các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển sản xuất kinh doanh

Các điểm mới, điểm nhấn:

- Hàng năm hỗ trợ 2.500 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp (bình quân 4 phụ nữ/huyện).

- Tổ chức Ngày phụ nữ khởi nghiệp hàng năm, tiếp nhận ý tưởng sáng tạo. - Tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (70.000 doanh nghiệp nữ mới thành lập, bình quân 98 doanh nghiệp/huyện: 2017: 10.000, 2018 - 2021: 15.000/năm).

- Hỗ trợ pháp lý, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ.

- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng (TYM, tài chính vi mô, Quỹ xã hội). - Thành lập Trung tâm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (TW, tỉnh).

d. Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm

Các nội dung:

- Đổi mới công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, đảm bảo 80% học viên có việc làm sau học nghề:

- Chuyển đổi cơ cấu lao động, gắn với khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh - Liên kết doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo nghề, việc làm cho lao động nữ CSGDNN của Hội: từng bước chuyển đổi, bổ sung chức năng, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường, tiến tới tự vững.

Điểm mới, điểm nhấn:

- Thực hiện chỉ tiêu: hàng năm đào tạo/phối hợp đào tạo nghề cho 75.000 lao động nữ (bình quân 105 lao động nữ/ huyện); 80% có việc làm (84 lao động nữ/ huyện).

- Khả năng có việc làm bền vững với thu nhập cao hơn; đáp ứng yêu cầu quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

- Theo nhu cầu sử dụng lao động, gắn kết với mô hình tạo việc làm có địa chỉ cụ thể, gắn lý thuyết với thực hành, dạy thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản xuất (liên kết doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh).

- Tập trung các đối tượng: Lao động làm việc tại các trang trại, HTX, doanh nghiệp nhỏ, phụ nữ vay vốn, phụ nữ khu vực chuyển đổi đất nông nghiệp, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phụ nữ có nguy cơ mất việc làm ở các khu công nghiệp, phụ nữ tôn giáo, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

e. Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận tín dụng, thực hành tiết kiệm; nâng cao chất lượng hoạt động tài chính vi mô của Hội

Các nội dung:

- Hỗ trợ tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

- Ủy thác ngân hàng chính sách xã hội, tín chấp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

- Tiếp cận dịch vụ tài chính của các tổ chức tín dụng khác - Tiết kiệm

- Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa hình thức tiết kiệm, tạo vốn đầu tư cho sản xuất và cải thiện điều kiện sống

- Đẩy mạnh tiết kiệm gắn với An sinh xã hội (mua thẻ BHYT) - Tổ chức Ngày tiết kiệm Thế giới

- Tài chính vi mô trong hệ thống Hội

- Nâng cao năng lực, hiệu quả tổ chức/chương trình tài chính vi mô - Từng bước hợp nhất các quỹ, chương trình tài chính vi mô

- Mở rộng phạm vi, đa dạng hóa sản phẩm, đối tượng tiếp cận Điểm mới, điểm nhấn:

- Ủy thác: tăng (dư nợ vốn, tiết kiệm, tổ loại tốt), giảm nợ quá hạn, đặc biệt các tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn cao

- Tín chấp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Hội phụ nữ các tỉnh ký kết với ngân hàng, dư nợ vốn vay tăng 20% hàng năm.

- Tiết kiệm: chú trọng quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tiết kiệm; tiết kiệm gắn với An sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống; giáo dục quản lý tài chính, tiết kiệm.

- Tài chính vi mô chuyên nghiệp hóa hoạt động đảm bảo yêu cầu pháp lý, mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm; sáp nhập Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo và TYM

- BHVM: đề xuất các cơ quan Quản lý nhà nước ban hành qui định pháp lý cho Quỹ BHVM

f. Hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo, phát triển kinh tế

Các nội dung:

- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế gia đình

- Giúp phụ nữ thoát nghèo đa chiều có địa chỉ, tập trung địa bàn dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn.

- Thực hiện chỉ tiêu: hàng năm giúp 10.000 hộ thoát nghèo đa chiều (bình quân 1 hộ/ xã).

- Triển khai đồng bộ giải pháp: hướng dẫn khoa học kỹ thuật, tiết kiệm, quản lý kinh tế hộ; hỗ trợ việc làm bền vững; tiếp cận dịch vụ tài chính đa dạng, an sinh xã hội.

- Giúp phụ nữ thoát nghèo đa chiều: hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các chương trình về nhà ở, nước sạch, giáo dục, thông tin.

- Khôi phục/duy trì/phát triển nghề truyền thống phù hợp với lao động nữ. - Đề xuất, gắn kết hộ nghèo tham gia các Chương trình/Dự án sinh kế, mô hình kinh tế hộ, kinh tế tập thể; kết nối doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút lao động từ hộ nghèo.

- Xây dựng mô hình giúp phụ nữ tôn giáo, dân tộc thiểu số thoát nghèo theo hướng phát triển sản phẩm bản địa, kết nối du lịch, tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình sản xuất sạch, áp dụng khoa học công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao (1 mô hình/tỉnh, thành/nhiệm kỳ).

(2) Vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nội dung:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ nữ về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên trong sản xuất, đời sống. Hướng dẫn kỹ năng, hỗ trợ hội viên, phụ nữ giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phát huy vai trò của tổ chức Hội, nâng cao năng lực cán bộ Hội trong hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vận động phụ nữ tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ sở.

- Mỗi cơ sở Hội xây dựng ít nhất một mô hình phù hợp tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm ô nhiễm, giảm thải ra môi trường dựa vào cộng đồng hoặc mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu. Thí điểm các hoạt động phát huy vai trò của phụ nữ trong bảo vệ các nguồn tài nguyên.

- Khuyến khích, hỗ trợ nhân rộng các sáng kiến của phụ nữ; vận động mỗi hội viên phụ nữ có một hành động thiết thực tham gia bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Các điểm mới, điểm nhấn:

- Các cấp Hội chủ động tham gia bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu tác hại môi trường;

- Mỗi cơ sở Hội xây dựng ít nhất 01 mô hình dựa vào cộng đồng (giữ gìn vệ sinh môi trường, sinh kế); thí điểm hoạt động phát huy vai trò phụ nữ trong bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ thay đổi hành vi, tham gia bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng, chủ động phòng ngừa rủi ro thiên tai ở cấp hộ gia đình theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Khuyến khích, hỗ trợ nhân rộng các sáng kiến của phụ nữ; vận động hội viên phụ nữ có các hành động thiết thực

2.2.8. Giải pháp

2.2.8.1. Công tác tuyên truyền, vận động

- Phối hợp tuyên truyền, truyền thông về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề, khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, HTX kiểu mới, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phòng chống rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.

- Tuyên truyền vai trò của phụ nữ, tổ chức Hội trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, phòng chống rủi ro thiên tai; ý chí vươn lên của phụ nữ và cộng đồng.

Khích lệ, động viên tinh thần thực hành tiết kiệm, hợp tác, tương thân tương ái trong chị em phụ nữ và cộng đồng.

- Xây dựng “Mái ấm tình thương”.

- Phát hiện, tuyên truyền, tôn vinh điển hình tiên tiến; nhân rộng mô hình hiệu quả, cách làm hay về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu biến đổi khí hậu (Chú trọng nhân tố điển hình là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, nông thôn, tôn giáo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa).

Đa dạng phương thức truyền thông, tổ chức sự kiện truyền thông: Ngày phụ nữ khởi nghiệp, Ngày Tiết kiệm Thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Ngày làm cho thế giới sạch hơn...

- Phát huy nội lực, tăng tính tự nguyện, tự giác, tự quản, tự chủ, tự giải quyết vấn đề của mình.

- Hướng dẫn phụ nữ giám sát, phát hiện các vi phạm luật.

- Khuyến khích, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng sáng kiến của phụ nữ

- Vận động mỗi hội viên, phụ nữ có một hành động thiết thực (tiết kiệm; sản xuất - chế biến - tiêu dùng sạch, an toàn; vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường...).

2.2.8.3. Hoạt động nghiên cứu, giám sát, đề xuất chính sách, tổng kết thực tiễn

- Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nữ làm chủ, tập trung doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; chính sách hỗ trợ mô hình hợp tác tiếp cận đồng bộ các nguồn lực.

- Nghiên cứu, đánh giá, nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả, mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu; đề xuất giải pháp phát triển kinh tế, phòng chống rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu có lồng ghép giới.

- Nghiên cứu thực trạng, giải pháp hỗ trợ hộ thoát nghèo đa chiều, hộ mới thoát nghèo, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

- Đề xuất, giám sát thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, chính sách bảo hiểm, chú trọng lao động khu vực phi chính thức, phụ nữ khuyết tật, vùng sâu, xa, tôn giáo, dân tộc thiểu số.

- Định kỳ sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.

2.2.8.4. Nâng cao năng lực tổ chức và đội ngũ cán bộ Hội

- Tăng cường năng lực cho cán bộ Hội các cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, CT/TC tài chính vi mô

- Quản lý, quy hoạch, hướng dẫn cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống Hội

- Phát huy vai trò của cán bộ Hội tham gia các Ban chỉ đạo/ Ban chỉ huy các cấp về giảm nghèo, nông thôn mới, phòng chống thiên tai…

2.2.8.5. Mở rộng hoạt động liên kết phối hợp Cấp ủy, chính quyền

- Mặt trận, các đoàn thể

- Các cơ quan truyền thông đại chúng

- Các ngành chức năng: nông nghiệp, tài nguyên môi trường, khoa học đào tạo, tài chính, lao động - thương binh và xã hội, khoa học công nghệ, công thương, liên minh HTX…

- Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổ chức tín dụng.

- Các tổ chức thành viên (Hiệp hội nữ doanh nhân, Hội nữ trí thức…) - Các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, các doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 73 - 81)