MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG VẬN ĐỘNG, THUYẾT PHỤC CỦA CÁN BỘ HỘI CƠ SỞ

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 107 - 109)

- Kế hoạch số 108KH/TU ngày 05/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Phước về thực hiện Chỉ thị số 21CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư

3. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG VẬN ĐỘNG, THUYẾT PHỤC CỦA CÁN BỘ HỘI CƠ SỞ

CÁN BỘ HỘI CƠ SỞ

Là cán bộ Hội cơ sở, đồng chí sẽ thực hiện việc vận động, thuyết phục như thế nào để giải quyết những tình huống sau đây:

3.1. Bà Thị M là nghệ nhân dệt vải thổ cẩm nổi tiếng, đã đứng ra thành lập và làm Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt may thổ cẩm xã A, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục chị em phụ nữ trong xã, được chị em rất tín nhiệm. Chuẩn bị Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã nhiệm kỳ tiếp theo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ xã muốn giới thiệu bà M 1 0 7

tham gia vào Ủy ban MTTQ xã khóa mới nhưng bà M từ chối vì lí do bà là phụ nữ, ít học lại không phải là đảng viên.

3.2. Thôn 3, xã Đ, huyện B có đông bà con đồng bào Stiêng sinh sống, được sự vận động, thuyết phục của cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, nhiều em thanh thiếu niên trong thôn đã nỗ lực học tập, sau đó quay về đóng góp xây dựng quê hương, thôn sóc. Tuy nhiên, trong một bộ phận đồng bào vẫn còn duy trì nhiều tập quán lạc hậu, trong đó có vấn đề tảo hôn.

Em Thị Dung đang học lớp 10 tại trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh thì bị cha mẹ gọi về để lấy chồng. Nhiều lần cha mẹ thúc ép nhưng em không đồng ý. Dịp nghỉ tết Nguyên đán khi em về nhà ăn tết thì cha mẹ em bắt ở nhà, em không đồng ý thì liền bị bắt nhốt ở nhà chờ ngày đám cưới. Cha mẹ em hết dùng lời lẽ để thuyết phục lại dùng vũ lực, đòn roi nhưng em vẫn kiên quyết không nghe theo. Đã 2 ngày qua em nhịn ăn để phản đối nhưng tình hình vẫn chưa thay đổi.

3.3. Trên địa bàn ấp T, xã H nổi lên một tụ điểm thờ cúng các vị phật, mẫu, thần thánh... do bà H, một hội viên Hội Phụ nữ làm chủ. Bà H tổ chức các hoạt động tín ngưỡng trái phép như cầu cúng, lên đồng. Đặc biệt người phụ nữ này còn tự nhận có thể chữa được bệnh bằng một thứ “nước phép” không rõ công thức. Tụ điểm thờ cúng của bà H đã lôi kéo nhiều người dân trong và ngoài địa phương đến cầu cúng và chữa bệnh. Có những thời điểm người đến chữa bệnh đông, trải bạt, che lều nằm, ngồi, ăn uống, xả rác khiến cuộc sống những hộ xung quanh cũng bị ảnh hưởng.

3.4. Thôn 3 xã X có đông đồng bào Stiêng, Mnông sinh sống. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa truyền thống của bà con đã có nhiều biến đổi, nhất là trong bộ phận thanh niên. Nhiều thanh niên đã không còn thiết tha với các giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông mà thường ưa chuộng, chạy theo những giá trị văn hóa mới du nhập từ bên ngoài.

Gia đình bà Điểu C còn lưu giữ 01 bộ chiêng cổ quý giá, là niềm tự hào của gia đình và của bà con trong thôn. Tuy nhiên, mấy tháng qua, một số phần tử xấu đã 1 0 8

nhắm vào chị T, con trai bà C để vừa xuyên tạc, bài xích, vừa dụ dỗ, lôi kéo chị T tìm mọi cách để bán đi bộ chiêng của gia đình. Chị T nghe lời kẻ xấu về nhà thuyết phục mẹ bán bộ chiêng đi, nhưng mẹ chị không nghe, chị liền cự cãi, rồi đòi tự tử...nhằm gây áp lực cho mẹ.

3.5. Năm 2004 bà C thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật hiến 3 sào đất để xây chùa TA. Tuy nhiên diện tích đất bà C hiến cho nhà chùa không có đường đi thông với đường lớn nên bà tiếp tục thỏa thuận miệng hiến thêm 500m2 cho nhà chùa làm đường đi. Năm 2019, bà C muốn đòi lại một phần đất đã hiến nhưng nhà chùa không chấp nhận. Bà cho xe chở đất đá đổ trên đường đi vào chùa ngăn cản việc đi lại của tăng ni và phật tử ra vào chùa, gây ra nhiều mâu thuẫn, nhiều cuộc tranh cãi giữa bà C và nhà chùa, giữa bà C và các phật tử tại địa bàn.

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w