NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
Trong giai đoạn hiện nay, công tác vận động phụ nữ phải bắt kịp xu thế phát triển của thế giới, cảu đất nước và của địa phương; đồng thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh.
Để kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dự thảo Văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Bình Phuớc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2021-2026) xác định: Hằng năm, có ít nhất 30 % chi hội trưởng được nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác hội; phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ hội chuyên trách các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội. Đồng thời, Dự thảo xác định một trong 2 khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội chính là: “ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội”. Ngoài ra cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau:
3.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò củaphụ nữ trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phụ nữ trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, của gia đình về vai trò của phụ nữ, xóa bỏ những quan niệm, định kiến, hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
- Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.
- Tuyên truyền, thay đổi nhận thức của phụ nữ trong việc chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng để thích nghi kịp thời với những thay đổi, biết nắm giữ những cơ hội làm chủ cuộc sống. Đặc biệt là hiểu biết sâu hơn và làm chủ khoa học công nghệ; cần nắm bắt cơ hội, thử nghiệm, đổi mới, sáng tạo và thành công trong thời đại công nghệ số.
- Tuyên truyền, vận động phụ nữ nhận thức rõ những ưu thế của phụ nữ (tính cẩn thận và tỉ mỉ, cần cù, chăm chỉ…) là một ưu điểm cần thiết trong ngành công nghệ thông tin, cần phát huy để tiếp cận với công nghệ số, đón nhận cơ hội, tiếp cận với công nghệ, không ngừng nâng cao chuyên môn, kỹ thuật công nghệ, trao đổi trực tuyến, qua hệ thống internet. Đồng thời khắc phục một số hạn chế thường gặp như tự ti, mặc cảm trong công việc và cuộc sống, chưa mạnh dạn trong đề xuất ý tưởng, sáng kiến, chưa dám thử nghiệm và dám chấp nhận rủi ro.
3.2. Đổi mới nội dung, phương thức vận động phụ nữ của tổ chức Hộicơ sở cơ sở
- Quán triệt sâu sắc phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong công tác vận động phụ nữ ở cơ sở.
- Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động, tập trung vào những vấn đề thiết thân đối với đời sống của phụ nữ (phát triển kinh tế, học tập nâng cao trình
độ, lao động, việc làm, hôn nhân, gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái…), những vấn đề nổi cộm (bạo lực gia đình, sức khỏe sinh sản, tấn công trên mạng…).
- Quan tâm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em, nhất là pháp luật về bình đẳng giới và kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
- Áp dụng các mô hình hiệu quả, hiện đại trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ phụ nữ khó khăn (bệnh tật, bị bạo hành, hạn chế khả năng lao động, khuyết tật…) để nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ (qua zalo, facebook, tiktok…); thành lập các nhóm, trang thông tin điện tử có cán bộ hội cùng tham gia, giữ vai trò dẫn dắt, kiểm soát chặt chẽ và định hướng kịp thời các nội dung được đăng tải tạo ra không gian mạng an toàn, lành mạnh; hạn chế “tính tự phát” tạo nhiều nhóm nhỏ lẻ vì lợi ích cá nhân.
- Công tác tuyên truyền, vận động phải ngắn gọn, súc tích, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng phụ nữ.
3.3. Nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ Hội cơ sở
- Bản thân cán bộ Hội phải gương mẫu, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập nâng cao trình độ, làm chủ khoa học công nghệ và áp dụng có hiệu qủa vào công tác, phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ hội viên, phụ nữ tại địa phương.
- Tham gia đầy đủ, có trách nhiệm các lớp đào tạo, bồi dưỡng và vận dụng tốt vào công tác tại cơ sở.
- Tích cực, chủ động tìm kiếm thông tin, xây dựng các mối quan hệ để hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ trong học tập, lao động, cuộc sống một cách có hiệu quả.
3.4. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,văn minh văn minh
- Vận động phụ nữ phát huy được nội lực của mình, tự giải quyết các vấn đề của mình và của gia đình, không trông chờ, ỷ lại.
- Xóa bỏ những mặc cảm, tự ti; mạnh dạn, tự tin thể hiện giá trị của bản thân.
- Tổ chức cuộc sống gia đình một cách khoa học, tiến bộ, văn minh; loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, tăng cường ứng dụng công nghệ vào quản lý cuộc sống.
- Vận động thay đổi nhận thức của phụ nữ và các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ việc nhà và sử dụng các thiết bị hiện đại để cải thiện công việc nội trợ. Bằng cách đó, phụ nữ sẽ có thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa, học tập để nâng cao trình độ.
- Vận động phụ nữ kiên quyết đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái.
3.5. Chú trọng các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởinghiệp, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững nghiệp, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững
Để thực hiện tốt công tác vận động phụ nữ phát triển kinh tế, cần huy động sự ủng hộ, đồng hành, hỗ trợ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, khích lệ, lan tỏa tinh thần, hình thành phong trào khởi nghiệp trong các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời tổ chức Hội cơ sở cần tập quan tâm thực hiện tốt các nội dung:
- Nắm vững tình hình, khả năng phát triển kinh tế của phụ nữ, hội viên tại địa phương để có sự hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp khi cần thiết.
- Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận kỹ thuật công nghệ, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế như: liên kết, giao dịch, tạo thương hiệu, tìm kiếm thị trường, kết nối để tiêu thụ sản phẩm…
- Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn vay và giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
- Hỗ trợ về thủ tục pháp lý, hướng dẫn đăng ký nhãn mác sản phẩm để sản phẩm có thương hiệu vươn đến thị trường trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ phụ nữ tìm kiếm cơ hội kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm các mô hình khởi nghiệp thành công.
- Vận động phụ nữ tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn; tiếp tục vận động chị em tham gia các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm xây dựng chuỗi liên kết, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiếp cận thị trường.
- Quan tâm giới thiệu việc làm cho phụ nữ, nhất là chị em có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc thiểu số…
- Tăng cường biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho phụ nữ qua đó truyền cảm hứng, khơi dậy tâm thế, khát vọng vươn lên của những chị em còn chần chừ chưa dám khởi nghiệp.