PHẢN BIỆN XÃ HỘ

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 46 - 51)

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

2. PHẢN BIỆN XÃ HỘ

2.1. Một số vấn đề chung về phản biện xã hội

2.1.1. Khái niệm, mục đích, tính chất của phản biện xã hội

Theo Quyết định 217

* Khái niệm: Phản biện xã hội là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

* Mục đích, tính chất

- Mục đích: Nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những 'nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

- Tính chất: Cũng như giám sát xã hội, phản biện xã hội mang tính nhân dân, tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính xây dựng, tính khoa học và thực tiễn.

2.1.2. Nguyên tắc, chủ thể phản biện xã hội

- Nguyên tắc thực hiện theo Điều 3, Quyết định 217. - Chủ thể thực hiện theo điều 4 Quyết định 217.

2.2. Hoạt động phản biện xã hội

2.2.1. Đối tượng, nội dung, phản biện xã hội

- Đối tượng phản biện xã hội:

+ Các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Như vậy, đối tượng phản biện xã hội là những dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật. Không phản biện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đã được ban hành, triển khai thực hiện.

- Nội dung phản biện xã hội

Các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ, bình đẳng giới, chức năng, nhiệm vụ của Hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp khi tham gia phản biện xã hội cần tập trung các nội dung sau:

+ Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.

+ Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.

+ Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo.

+ Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bản dự thảo.

2.2.2. Phạm vi, phương pháp phản biện xã hội

* Phạm vi phản biện xã hội:

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội.

Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, phụ nữ, bình đẳng giới, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Hội; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội đối với nội dung có liên quan.

* Phương pháp phản biện xã hội

- Tổ chức hội nghị các cơ quan lãnh đạo trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Chấp hành các đoàn thể chính trị-xã hội từng cấp.

- Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên) trong hệ thống của tổ chức, đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện.

- Khi cần thiết, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện.

Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở:

- Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở tổ chức hội nghị Ban Chấp hành. Tổ chức lấy ý kiến phản biện. Khi tổ chức hội nghị phản biện xã hội cần mời đại diện cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện.

- Tổ chức lấy ý kiến phản biện của hội viên phụ nữ thông qua sinh hoạt chi/tổ Hội; gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện.

- Khi cần thiết, Hội có thể đối thoại trực tiếp với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo.

2.3. Quy trình phản biện xã hội

Bước 1: Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội phù hợp với kế hoạch, yêu cầu cần phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện.

Kế hoạch phản biện bao gồm các nội dung: (1).Mục đích, yêu cầu phản biện xã hội

Đánh giá, nhận xét xem văn bản dự thảo mà Hội phản biện có những nội dung còn thiếu, chưa phù hợp.

- Đưa kiến nghị là những nội dung đúng, phù hợp với thực tiễn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

(2). Đối tượng, nội dung phản biện xã hội

- Đối tượng: Các văn bản dự thảo mà cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội.

- Nội dung: Chọn một hoặc hai hoặc nhiều nội dung phản biện xã hội tại khoản 2, Điều 9 Quyết định 217.

(3). Phương pháp phản biện xã hội - Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Hội.

- Tổ chức lấy ý kiến phản biện của hội viên hoặc gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện.

- Khi cần thiết tổ chức đối thoại trực tiếp với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện.

(4). Các hoạt động chuẩn bị cho phản biện xã hội

Sau khi cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị Hội phản biện xã hội, Hội cần làm các văn bản sau:

- Nghiên cứu kỹ văn bản dự thảo và các tài liệu khác mà cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện gửi để phát hiện các điểm có liên quan đến nội dung phản biện.

- Tổ chức họp Ban Chấp hành Hội. - Tổ chức lấy ý kiến hội viên.

- Gửi văn bản dự thảo xin ý kiến của tổ chức Hội cấp trên. - Thu thập các thông tin liên quan đến phản biện

- Chuẩn bị cho cuộc đối thoại với cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện (nếu cần).

- Viết văn bản phản biện xã hội

+ Hình thức: Tuân theo các quy định về thể thức văn bản hành chính

+ Nội dung: có thể chọn một nội dung phản biện xã hội. Theo khoản 2, Điều 9 Quyết định 217.

Bước 2: Thu thập những thông tin phù hợp với đối tượng và nội dung phản biện xã hội. Sau đó, sắp xếp, tổng hợp thông tin theo các nội dung phản biện xã hội.

Các phương pháp thường sử dụng để thu thập thông tin là: nghiên cứu văn bản, tài liệu, tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội nghị đóng góp ý kiến, bảng hỏi, gửi văn bản lấy ý kiến, khảo sát thực tế..

Đối với những vấn đề chuyên sâu, Hội có thể tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu…

Bước 3: Viết văn bản phản biện xã hội trên cơ sở thông tin đã sắp xếp, phân loại theo các nội dung phản biện xã hội. Văn bản phải có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu, gửi đến cơ quan tổ chức yêu cầu phản biện.

Lưu ý: nếu cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo yêu cầu, Hội cần bảo đảm bí mật nội dung thông tin phản biện xã hội.

Bước 4: Theo dõi việc tiếp thu ý kiến phản biện cac hội của cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội.

Nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội không tiếp thu ý kiến phản biện xã hội, Hội có thể yêu cầu tổ chức đối thoại.

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 46 - 51)