Một số giải pháp

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 83 - 86)

- Kế hoạch số 108KH/TU ngày 05/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Phước về thực hiện Chỉ thị số 21CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư

3.2.3. Một số giải pháp

Để hoàn thành tốt và tốt nhất các yêu cầu tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường những năm qua và thời gian tới, Hội LHPN tỉnh Bình Phước đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Một là, Hội tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trình xây dựng và hoàn thiện các biện pháp chính sách, pháp luật về ngân sách, tài chính vi mô, tín

dụng, thuế, công nghệ, đầu tư; doanh nghiệp; tiền lương, đào tạo, dạy nghề, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình....bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đặc biệt, những năm gần đây Hội đã chú trọng hoạt động đối thoại chính sách, đối thoại trong giám sát và phản biện xã hội.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện theo 2 chiều dọc giữa các cấp Hội với nhau và chiều ngang giữa Hội với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh; giữa hội viên phụ nữ các huyện, thị xã; các cơ sở với nhau với nhiều hình thức phong phú gồm trực tiếp và gián tiếp, quy mô từ nhỏ đến lớn, từ đơn đến đa. Công tác vận động nguồn lực được Hội thực hiện theo hướng kết hợp cả nguồn lực trực tiếp và nguồn lực có thể tạo ra trong tương lai thông qua các cơ chế được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc cơ hội do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tạo ra. Hình thức chủ yếu là ký kết các văn bản liên tịch, các chương trình, dự án cụ thể.

Ba là, tổ chức, vận hành các mô hình; mô hình triển khai các hoạt động tham gia phát triển kinh tế, xã hội và thúc đẩy bình đẳng giới được thiết kế theo 2 hình thức cơ bản là độc lập và liên kết tùy theo chỉ đạo, định hướng tại từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của phụ nữ, hội viên. Trong những năm qua, các mô hình chính Hội đã thực hiện gồm “Phong trào”, “Cuộc vận động”, “Câu lạc bộ”, “Tổ”, “Nhóm”, “Giải thưởng”… với các tên gọi cụ thể, ví dụ Phong trào thi đua phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch; Cuộc vận động rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; Giải thưởng Sáng tạo khởi nghiệp…Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” được triển khai từ năm 2018 là một cách tiếp cận mới của Hội trong việc hỗ trợ phụ nữ khó khăn thông qua hoạt động huy động sự chung tay góp sức của toàn xã hội về nguồn lực vật chất, tinh thần.

Bốn là, khuyến khích các tầng lớp phụ nữ chủ động học tập, nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa

học và công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nhu cầu của chính mình. Đồng thời, phát huy nội lực của gia đình trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường.

C. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN

1. Những thành tựu mà Hội LHPN cấp cơ sở đạt được trong công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các mục tiêu đã đạt được như thế nào?

2. Hoạt động nổi bật nhất và hoạt động khó nhất trong công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của tổ chức Hội cơ sở.

3. Chia sẻ các mô hình, các cách làm hay của các cơ sở Hội. 4. Các kinh nghiệm, giải pháp trong khi thực hiện nhiệm vụ

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các quan điểm của Đảng và Nhà nước về vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

2. Trình bày những hoạt động mà Hội LHPN cấp cơ sở để vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

E. TÀI LỆU HỌC TẬP

1. Ban chấp hành trung ương. (2017). Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết số ngày 03 tháng 6 năm 2017.

2. Ban chấp hành trung ương. (2017). Chỉ thị của Ban bí thư về Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị số 21-CT-TW ngày 20 tháng 1 năm 2018.

3. Chính phủ. (2016). Nghị quyết về Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016.

4. Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam. (2019). Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII. Báo cáo số 46/BD-ĐCT ngày 31 tháng 12 năm 2019.

5. Nguyễn Thị Oanh. (2021). Tài liệu chuyên đề công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tài liệu lưu hành nội bộ.

6. Thủ tướng Chính phủ. (2017). Quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”. Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017.

Chuyên đề 5

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w