Vận động hành lang

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 98 - 101)

- Kế hoạch số 108KH/TU ngày 05/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Phước về thực hiện Chỉ thị số 21CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư

2. KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG, THUYẾT PHỤC

2.1.3. Vận động hành lang

2.1.3.1. Khái niệm

Vận động hành lang là nghệ thuật khai thác các khả năng, các cơ may để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ lãnh đạo, quản lý của chính quyền cùng 9 8

cấp; các đại biểu Hội đồng nhân dân; các cán bộ Hội cấp trên; các nguồn lực tại địa phương để ủng hộ, hỗ trợ các chương trình công tác của Hội cơ sở, đồng thời vận động họ có sự tác động làm thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho công tác, cho hoạt động của Hội cơ sở.

Mục đích của vận động hành lang không phải là nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng hội viên thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật mà là tác động nhằm thay đổi các chính sách, chương trình phát triển.

Thông qua vận động hành lang, cán bộ Hội cơ sở sẽ chuyển tải nguyện vọng, lợi ích của hội viên, của phụ nữ ở cơ sở; phản hồi những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong cuộc sống đến những cá nhân, cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, có thể coi vận động hành lang là “cầu nối” giữa chính quyền cơ sở với hội viên, phụ nữ - những người thụ hưởng và chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.

Đối tượng của vận động hành lang là những người tham gia vào quá trình chuẩn bị và thông qua các quyết định, các chính sách phát triển. Đó là những cán bộ lãnh đạo, quản lý cùng cấp (cấp ủy, UBND, đại biểu HĐND…), các cán bộ Hội cấp trên.

2.1.3.2. Các quy tắc của vận động hành lang

- Xác định rõ ngay từ đầu mục đích của vận động;

- Nắm vững đối tượng vận động hành lang: họ là ai? Giữ chức vụ gì? Trong cơ quan nào? Đồng thời cần nằm vững những thông tin về quan điểm, phong cách công tác và về vai trò của họ trong tổ chức mà họ tham gia; vai trò của họ trong việc tham gia soạn thảo, ban hành các quyết định, các vấn đề cần vận động.

- Nắm vững thông tin về các tổ chức, các ủy ban và công việc của tổ chức mà nhà lãnh đạo, quản lý tham gia. Đó là các loại thông tin:

+ Thông tin về công việc, thời gian, lịch trình thông qua các quyết định.

+ Thông tin về các cuộc hội thảo, tranh luận xung quanh nội dung các quyết định. + Thông tin về quan hệ nội bộ của các tổ chức. Họ có thống nhất quan điểm với nhau hay không, có thường bị chia rẽ thành các nhóm, các phe hay không?

99 9

+ Thông tin về phong cách ứng xử chính trị của người đứng đầu các tổ chức. Họ có tính quyết đoán hay thụ động, dè dặt; phong cách độc đoán hay dân chủ; nóng vội, thích phê phán hay thích thỏa hiệp, ôn hòa; có khuynh hướng độc lập hay dễ phục tùng; họ có là người thường xuyên ủng hộ cho các hoạt động của Hội không?...

Những thông tin trên đây là rất quan trọng. Bởi vì, nó cho phép xây dựng lịch trình vận động đúng đắn, biết cách tác động vào giai đoạn nào, bước nào, khuynh hướng nào trong quá trình đi đến quyết định, biết tác động vào những ai tham gia vào việc thông qua quyết định ấy. Đồng thời, có thể tiếp cận và tác động đến những người đứng đằng sau, nhưng có ảnh hưởng đến các quyết định ấy.

- Chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo, quản lý cùng cấp. Các cán bộ lãnh đạo, quản lý cùng cấp có thể vẫn thiếu thông tin về vấn đề sẽ ra quyết định, về chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội cơ sở hoặc có thông tin nhưng chưa đầy đủ. Cho nên khi vận động hành lang cần cung cấp đầy đủ thêm thông tin về các vấn đề có liên quan cho họ. Chú ý đến tính chính xác, tính thời sự và cơ sở pháp lý của các tài liệu.

Sách nhỏ, tờ gấp, bản tin, tờ số liệu là những phương tiện có thể sử dụng kết hợp để nâng cao hiệu quả vận động hành lang.

- Chủ động tạo thời gian và thời cơ cho các cuộc tiếp xúc.

Thông thường, các cán bộ lãnh đạo, quản lý cùng cấp; các cán bộ Hội cấp trên rất ít thời gian rỗi, mặt khác họ không hứng thú với các cuộc gặp gỡ này. Cho nên, khi vận động hành lang phải nắm được thời gian biểu hoạt động của họ để lập kế hoạch về thời gian gặp gỡ. Giờ giải lao, trước và sau giờ làm việc, bữa ăn trưa là những cơ may đặc biệt để gặp gỡ họ.

Cần chú ý rằng, các cán bộ lãnh đạo, quản lý; các cán bộ Hội cấp trên thường thận trọng, kín đáo, ít tự bộc bạch về quan điểm, thái độ. Chính vì vậy, khi vận động hành lang, cán bộ Hội cơ sở sẽ không nhận được ý kiến gì nếu không đặt câu hỏi đối với họ. Phải có nghệ thuật đặt câu hỏi và kích thích họ trả lời cởi mở để tìm kiếm tin tức và sự ủng hộ, giúp đỡ.

10 0 0

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 98 - 101)