Mục đích, tính chất, nguyên tắc giám sát xã hộ

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 33 - 35)

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1.1.2.Mục đích, tính chất, nguyên tắc giám sát xã hộ

1. GIÁM SÁT XÃ HỘ

1.1.2.Mục đích, tính chất, nguyên tắc giám sát xã hộ

- Mục đích: Theo Điều 2, Quyết định 217.

Giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi,

bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Tính chất:

Mang tính nhân dân, tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính xây dựng, tính khoa học và thực tiễn.

+ Tính nhân dân: Giám sát xã hội là giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức đại diện của các tầng lớp nhân dân. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Hội, là tổ chức vận động hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Tính dân chủ xã hội chủ nghĩa: Bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Thực hiện hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở.

+ Tính xây dựng: Giám sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… kịp thời phát hiện những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất thực hiện tốt hơn.

+ Tính khoa học và tính thực tiễn: Hoạt động giám sát phải căn cứ các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định của Đảng, Nhà nước và đặc điểm tình hình của đất nước, địa phương, đơn vị; thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách ở địa phương.

- Nguyên tắc giám sát xã hội: Thực hiện theo Điều 3, Quyết định 217. + Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội.

+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan; không làm trở ngại các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và phản biện xã hội.

+ Tôn trọng các ý kiến khác nhau, nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của thành viên, đoàn viên, hội viên, lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Chủ thể giám sát:

Chủ thể giám sát xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chủ thể giám sát xã hội là Hội LHPN Việt Nam: Hội LHPN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội LHPN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Hội LHPN xã, phường, thị trấn.

1.2.Ý nghĩa của hoạt động giám sát và phản biện xã hội

Giám sát và phản biện xã hội góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời góp phần thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giám sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng và thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Giám sát và phản biện xã hội của phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội góp phần phản ánh tâm tư, tình cảm, thái độ, nguyện vọng của nhân dân về những chủ trương, chính sách.

Thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở góp phần xây dựng và thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Hội viên, phụ nữ và bảo vệ trẻ em.

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 33 - 35)