Kỹ năng điều khiển, quản lý sự chú ý và trả lời câu trong đối thoạ

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 123 - 128)

C. CÂU HỎI THẢO LUẬN

2. MỘT SỐ KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG MIỆNG CỦA CÁN BỘ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

2.5. Kỹ năng điều khiển, quản lý sự chú ý và trả lời câu trong đối thoạ

* Một số kỹ năng tạo lập sự chú ý khi bắt đầu phát biểu

Tạo lập, thu hút sự chú ý ngay từ phút đầu gặp gỡ, từ câu nói đầu tiên rất quan trọng đối với một buổi truyền thông miệng. Vì vậy, báo cáo viên, cán bộ truyền thông của Hội cần đặc biệt lưu ý và có thể sử dụng một vài kỹ năng sau để thu hút sự chú ý khi bắt đầu bài nói:

- Bắt đầu bài nói bằng cách tạo tình huống bất ngờ. Thu hút sự chú ý bằng cách tạo ra yếu tố bất ngờ, bất định trong nội dung, cách trình bày rất hay được người viết, người nói sử dụng. Bởi vì, sự bất định, bất thường, không bình thường là tác nhân quan trọng kích thích sự chú ý không chủ định của người nghe, người đọc.

Ví dụ: trong buổi truyền thông về “bình đẳng giới”, cán bộ truyền thông có thể hỏi to: “Hôm nay có những ai đến trễ?” và “Lý do đến trễ là gì?”. Có một vài ý kiến được đưa ra. Cán bộ truyền thông lựa thời điểm để kết thúc việc trả lời câu hỏi và chốt, có nhiều lý do được đưa ra và trong đó có một lý do của một người dấu tên cho rằng: “Hôm nay đi trễ là do đi ra cổng gặp vía đàn bà”; có thể đưa ra 1 2 3

một vài dẫn chứng để nói về tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội Việt Nam ngày nay và sự cần thiết phải nhận thức và hành động vì “bình đẳng giới”.

- Bắt đầu bài truyền thông có thể sử dụng các kỹ năng như: bắt đầu bằng một sự kiện mà mọi người đều quan tâm; bắt đầu bằng mẩu chuyện nhỏ mang tính chất cá nhân… nhằm kích thích sự chú ý của người nghe.

* Một số kỹ năng thu hút và duy trì sự chú ý ở người nghe trong quá trình tiến hành truyền thông miệng

Cán bộ truyền thông của Hội có thể sử dụng các kỹ năng sau để thu hút và duy trì sự chú ý ở người nghe:

- Tăng hàm lượng thông tin bằng cách lược bỏ lượng dư thừa của ngôn

ngữ diễn đạt. Để lượng thông tin cao lên trong một đơn vị ngôn ngữ diễn đạt hay một đơn vị thời gian của một buổi nói chuyện, người nói hoặc phải “nén” vào bài nói nhiều thông tin mới hơn hoặc phải lược bớt những từ ngữ, những câu văn không chứa đựng nội dung thông tin; học cách nói hàm súc, ngắn gọn, ít từ, nhưng ý tứ phong phú, nhiều nghĩa.

- Tăng sức hấp dẫn của thông tin bằng cách trình bày độc đáo, khác biệt, mới lạ. Để tạo ra cái độc đáo cho sự trình bày, người nói có thể sử dụng cách nói so sánh, hình tượng; dùng từ “đắt”; đặt câu văn hay, sử dụng sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn… Chính vì vậy, một cán bộ truyền thông miệng có kinh nghiệm thường tích lũy cho mình những châm ngôn, danh ngôn, những thành ngữ, tục ngữ, những câu văn hay, độc đáo, hiếm gặp và suy nghĩ về cách sử dụng sáng tạo chúng trong một ngữ cảnh cụ thể.

- Phát biểu theo kiểu “ngẫu hứng tự do”, thoát ly đề cương

“Ngẫu hứng, tự do” là thuật ngữ dùng để chỉ những bài nói chuyện mà người nói do nắm vững vấn đề, có cảm xúc, “nhập tâm” chủ đề nên khi trình bày người nói sử dụng, vận dụng kiến thức một cách tự do nhất, linh hoạt nhất, sáng tạo nhất nhưng vẫn trong khuôn khổ của một đề cương logic được người nói nhớ rất kỹ. Trình bày bài nói theo kiểu “ngẫu hứng tự do” khiến người nói dễ say sưa, 1 2 4

nhập cuộc, truyền cảm hứng và vì vậy dễ lan tỏa cảm xúc đến người nghe, tạo ra sức bền cho sự chú ý của người nghe. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải là muốn nói gì thì nói, mà là cách nói không lệ thuộc vào câu chữ của đề cương mà trình bày nội dung của đề cương đã chuẩn bị bằng vốn kiến thức phong phú, sâu sắc, vốn ngôn ngữ đa dạng và khả năng vận dụng ngôn ngữ sáng tạo.

* Một số kỹ năng tăng cường sự chú ý

Dựa trên những quy luật tâm - sinh lý, có thể nêu một số kỹ năng, thủ thuật mà báo cáo viên, cán bộ truyền thông miệng có thể áp dụng để tăng cường hơn nữa sự chú ý:

- Sự vận động: cán bộ truyền thông có thể tiến gần về phía người nghe hoặc đi vào giữa hội trường tiếp tục nói. Sự vận động về vị trí như thế có tác dụng tạo ra sự gần gũi, đồng cảm xúc nên rất có tác dụng trong việc tái lập sự chú ý của người nghe.

- Thủ thuật âm thanh: cán bộ truyền thông có thể điều chỉnh âm lượng của giọng nói phù hợp, có nhấn nhá, tuyệt đối tránh lối nói đều đều.

- Sử dụng các phương tiện trực quan và kết hợp các phương tiện đó với phương tiện ngôn ngữ. Phương tiện trực quan thường được sử dụng trong truyền thông miệng là: bảng viết, bảng lật, giấy khổ to; máy chiếu đa năng, video clip; sơ đồ, bản đồ, biểu bảng; hiện vật, mẫu vật, sa bàn, tranh ảnh, đồ họa…

- Thay đổi trạng thái giao tiếp từ độc thoại sang đối thoại bằng cách đặt câu hỏi, phỏng vấn hoặc chuyển sang sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm nhỏ. Cán bộ truyền thông sử dụng cần sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo hơn các phương pháp đối thoại, các phương pháp mang tính dân chủ, phương pháp tích cực, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo ở người nghe.

- Sử dụng yếu tố hài hước. Cán bộ truyền thông có thể kể các truyện cười dân gian hoặc hiện đại có sẵn mà mình tích lũy được, hoặc chuyển sang cách nói hài hước nếu cảm thấy có khả năng, hoặc sử dụng các thủ pháp ngôn ngữ mà người ta hay dùng trong xây dựng các câu chuyện cười như: chơi chữ, nói lái, nói tước bỏ ngữ cảnh, nói thiếu, nói hàm ngôn… Có thể chọn lọc, tích lũy và chọn 1 2 5

ngữ cảnh sử dụng những truyện cổ tích, truyện dân gian để “mượn xưa nói nay”, làm cho buổi nói chuyện thêm sâu sắc, nhẹ nhàng.

* Kỹ năng trả lời câu hỏi khi thực hiện đối thoại

Trong truyền thông miệng chúng ta không chỉ thực hiện các phương pháp độc thoại, mà còn thực hiện các phương pháp đối thoại như toạ đàm trao đổi, thảo luận, hỏi - đáp. Trong các phương pháp đối thoại thì hỏi - đáp (người nghe hỏi và cán bộ truyền thông trả lời) là phương pháp được sử dụng nhiều hơn cả. Do đó, việc trả lời các câu hỏi của người nghe là công việc bình thường của cán bộ truyền thông, nhất là trong điều kiện dân chủ hoá và tăng cường các phương pháp đối thoại với quần chúng. Cán bộ truyền thông cần thiết phải trả lời câu hỏi của quần chúng và tạo điều kiện, giành thời gian trong mỗi lần nói chuyện để họ được hỏi về những vấn đề mà họ quan tâm nhưng chưa được giải thích hoặc giải thích chưa rõ.

- Quá trình trả lời câu hỏi của người nghe, cán bộ truyền thông cần chú ý một số đặc điểm sau:

+ Phải tuyệt đối tôn trọng và chú ý lắng nghe ý kiến của người hỏi.

+ Có nhiều câu hỏi khó, bất ngờ nhưng yêu cầu phải trả lời ngay thì cần thận trọng khi trả lời. Nếu cần, có thể đề nghị người hỏi nhắc lại câu hỏi để có thêm thời gian chuẩn bị phương án trả lời trong đầu.

+ Khi trả lời, không chỉ riêng người hỏi nghe mà tất cả mọi người cùng nghe. Do đó, trả lời cũng có yêu cầu cao về nội dung, về cách lập luận, về kỹ năng và phong cách sử dụng ngôn ngữ... .

- Các kỹ năng cần thiết khi trả lời câu hỏi:

+ Trả lời rõ ràng, đúng, trúng, ngắn gọn yêu cầu của câu hỏi.

+ Lập luận có cơ sở khoa học, có căn cứ xác đáng, trên cơ sở các quy luật lôgíc và phương pháp chứng minh, lời nói nhã nhặn, khiêm tốn, phù hợp với vị trí của mình trong quan hệ giao tiếp.

+ Có thể đặt tiếp những câu hỏi gợi ý để người nghe tự trả lời câu hỏi của mình thông qua trả lời câu hỏi gợi ý của cán bộ truyền thông .

12 2 6

+ Có thể trả lời ngay hoặc hẹn vào một thời điểm khác (cuối giờ, cuối buổi, hoặc sang ngày khác nếu còn tiếp tục nói chuyện) để có thêm thời gian chuẩn bị trả lời. Nếu xét thấy khó trả lời thì tìm cách nói để người hỏi thoải mái, thông cảm. Không nên trả lời những vấn đề mà thấy mình chưa nắm vững.

+ Nếu người nghe đưa ra nhiều câu hỏi quá thì có thể tìm cách hạn chế bớt phạm vi vấn đề của các câu hỏi.

+ Đối với một số người có thái độ châm chọc, đặt những câu hỏi thiếu tế nhị, vu cáo thăm dò... thì tuỳ trường hợp mà chọn cách trả lời thích hợp.

Nếu do họ thiếu hiểu biết về vấn đề của chúng ta thì cần trả lời, giải thích về vấn đề đó, truyền thông để họ hiểu hơn.

Nếu họ hỏi với thái độ châm chọc, khiêu khích, thiếu tế nhị... thì cần lập luận để bác bỏ, đồng thời tiếp tục giải thích để họ và mọi người hiểu đúng về vấn đề. Dù thế nào thì trên diễn đàn phải giữ thái độ điềm tĩnh, có văn hoá, tuyệt đối tránh bị kích động. Thái độ bình tĩnh, lịch sự, tôn trọng tập thể sẽ được sự ủng hộ, đồng tình của số đông trong hội trường.

- Đối với những câu hỏi liên quan đến các lợi ích quốc gia, nếu không có trách nhiệm trả lời thì có thể từ chối hoặc chỉ dẫn người hỏi tìm gặp những người có trách nhiệm để nhận sự trả lời, không tự ý trả lời tuỳ tiện những vấn đề này.

Trả lời câu hỏi trong đối thoại trực tiếp là việc khó, nhưng có hiệu quả cao. Do đó, cán bộ truyền thông phải thường xuyên tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, vươn tới sự hiểu biết rộng, đa ngành, sâu sắc về văn hoá chung, có trình độ cao về văn hoá đối thoại.

Trên đây là những kỹ năng cơ bản nhất trong công tác truyền thông miệng. Ngoài những kỹ năng này, trong công tác truyền thông miệng còn có các kỹ năng khác, như kỹ năng nắm bắt nhanh chóng đặc điểm đối tượng, kỹ năng làm chủ lời nói trong phát biểu, các kỹ năng bắt đầu và kết thúc bài nói chuyện, kỹ năng nắm bắt thông tin phản hồi, kỹ năng thảo luận, tranh luận. . . nắm vững các kỹ năng truyền thông miệng và vận dụng sáng tạo những kỹ năng đó là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông miệng.

12 2 7

C. CÂU HỎI THẢO LUẬN

Những khó khan, vướng mắc khi thực hiện truyền thông miệng.

Đề xuất gì giải pháp để hoạt động truyền thông miệng của cán bộ Hội đạt hiệu quả hơn.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vai trò của truyền thông miệng?

2. Những kỹ năng cơ bản của truyền thông miệng?

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 123 - 128)