C. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MIỆNG
hình thành thái độ khoa học, tích cực, nhiệt tình trong tham gia công tác truyền thông miệng để đạt mục đích của hoạt động truyền thông.
B. NỘI DUNG
1. NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNGTÁC TRUYỀN THÔNG MIỆNG TÁC TRUYỀN THÔNG MIỆNG
1.1 Khái niệm truyền thông và vai trò của truyền thông
1.1.1. Truyền thông là gì?
Hiện nay, vẫn còn nhiều những quan niệm khác nhau về “truyền thông”.
110 0
Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức.
Truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội.
Hiểu một cách chung nhất; “truyền thông” là một khái niệm để chỉ các hoạt động truyền đạt và lan truyền thông tin hướng đến các đối tượng hoặc nhóm đối tượng khác nhau để trao đổi thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm mục đích tạo sự liên kết lẫn nhau, củng cố hoặc thay đổi nhận thức, quan điểm, hành vi của đối tượng được truyền thông về các vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội.
Các yếu tố cơ bản trong khái niệm truyền thông:
+ Mục đích: làm cho người tiếp nhận hiểu được cặn kẽ thông điệp của người khởi xướng và có những hành động tương tự.
+ Nguồn hay người khởi xướng: là nơi chứa đựng, khởi xướng những thông tin lan truyền.
+ Nội dung: là thông tin, thông điệp truyền tải, đó có thể là: câu chuyện, bài viết, hình ảnh, video…
+ Kênh truyền tải: qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, dư luận, con người…(kênh truyền thống); qua internet.
+ Người nhận: là đối tượng mà sự truyền đạt thông tin cần hướng tới. + Phản hồi: là những ý kiến, thông tin từ người nhận chuyển về.
+ Nhiễu: Những thông tin có thể bị sai lệch trong quá trình lan truyền.
1.1.2. Vai trò của truyền thông
Ngày nay truyền thông có rất nhiều lợi ích hỗ trợ con người phát triển. Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh chóng, ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống; nhờ truyền thông mà con người được gắn kết với nhau, tất cả mọi người trên thế giới thông qua facebook, tivi, báo chí,… có thể gắn kết với nhau và tạo ra một vòng kết nối bền chặt và sâu rộng.
111 1
Thông qua truyền thông, nhà nước có thể đưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến người dân nhanh nhất. Dựa vào truyền thông nhà nước có thể tuyên truyền, đưa ra các thăm dò ý kiến của dư luận để cải thiện bộ máy cũng như chính sách mở rộng phát triển đất nước. Nhờ ngành truyền thông nhà nước nhận được sự đồng thuận cao của dân chúng.
Truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc cung cấp thông tin đời sống, pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới cho toàn dân. Phương tiện truyền thông giúp tất cả mọi người có thể giải trí, học tập cách sống điều tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới. Truyền thông là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống của con người, truyền thông còn hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Truyền thông là công cụ hiệu quả để các nhà lãnh đạo tận dụng để phát triển doanh nghiệp đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
1.2. Truyền thông miệng và vai trò của công tác truyền thông miệng
1.2.1. Truyền thông miệng là gì?
Truyền thông có nhiều loại hình khác nhau: truyền thông đại chúng, truyền thông công nghệ, truyền thông miệng…, trong đó truyền thông miệng là một hình thức truyền thông đặc biệt.
Truyền thông miệng là cách thức truyền đạt và lan truyền thông tin được tiến hành chủ yếu bằng lời nói trong giao tiếp trực tiếp nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và tính tích cực hành động của đối tượng tiếp nhận thông tin.
1.2.2. Vai trò của công tác truyền thông miệng
Truyền thông miệng là một cách thức mà ngôn ngữ nói có ưu thế nên truyền thông miệng có khả năng truyền đạt thông tin đến mọi đối tượng, với mọi trình độ khác nhau, kể cả đối tượng không biết chữ, không có khả năng tiếp thu thông tin bằng chữ viết.
112 2
Truyền thông miệng là hình thức đưa thông tin đến mọi đối tượng nghe một cách trực tiếp, sinh động phong phú. Bởi đó là sự giao tiếp trực tiếp mà phương tiện chủ yếu để chuyển tải thông tin là ngôn ngữ nói kết hợp nhuần nhuyễn với phong cách của nhà truyền thông, tạo nên sự hấp dẫn giữa người nói và người nghe. Bằng lời nói người nói có thể trình bày vấn đề một cách có hệ thống, diễn đạt các quan điểm, tư tưởng, phạm trù, quy luật một cách rõ ràng, chính xác cụ thể, sát với trình độ, nhận thức, tư duy của người nghe. Đồng thời có thể sử dụng có hiệu quả các yếu tố cận ngôn ngữ như: ngữ điệu, ngữ âm, trường độ cao độ của tiếng nói, các yếu tố về thanh sắc… để tạo ra tính truyền cảm cho lời nói.
Bên cạnh đó, người nói còn có thể kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ như: tư thế cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười... Mọi yếu tố trên khi được sử dụng linh hoạt sẽ bổ sung cho nhau và truyền đạt được những sắc thái tinh tế của ý nghĩ và tình cảm tác động đến người nghe. Chỉ có thông qua truyền thông miệng mới thực hiện tối đa cơ chế tác động giữa người nói với người nghe đồng thời qua đó có khả năng thu nhận thông tin tốt cả hai chiều:
Kênh thông tin xuôi: truyền đạt nội dung truyền thông đến đối tượng tiếp nhận thông tin một cách trực tiếp thông qua đội ngũ làm công tác truyền thông.
Kênh thông tin ngược(phản hồi): qua phản ánh của đối tượng tiếp nhận thông tin, đội ngũ làm công tác truyền thông
nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, tình cảm của họ để kịp thời điều chỉnh nội dung cũng như phương thức truyền thông sát với thực tiễn.