Diễn thuyết trước số đông hội viên, phụ nữ

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 102 - 107)

- Kế hoạch số 108KH/TU ngày 05/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Phước về thực hiện Chỉ thị số 21CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư

2. KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG, THUYẾT PHỤC

2.2.2. Diễn thuyết trước số đông hội viên, phụ nữ

2.2.2.1. Chuẩn bị

* Nghiên cứu đối tượng:

- Sự cần thiết phải nghiên cứu đối tượng:

Trong diễn thuyết trước số đông hội viên, phụ nữ, đối tượng quy định việc xác định nội dung, lựa chọn phương pháp diễn thuyết. Đối với những đối tượng khác nhau, nội dung, phương pháp phát biểu, trình bày phải khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về đối tượng hội viên, phụ nữ là công việc đầu tiên mà cán bộ Hội cơ sở phải tiến hành diễn thuyết. Sinh thời, Bác Hồ thường căn dặn cán bộ tuyên truyền, nhà văn, nhà báo phải tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?”5

- Nội dung nghiên cứu đối tượng:

+ Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội – nhân khẩu: các đặc điểm về thành phần xã hội – giai cấp, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác… của hội viên, phụ nữ.

+ Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý – xã hội: hệ thống các quan điểm, chính kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, tâm trạng và trạng thái thể chất… của họ.

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t.5, tr. 300

10 0 2

+ Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin; thái độ của người nghe đối với nguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thức thỏa mãn nhu cầu thông tin của đối tượng hội viên, phụ nữ.

Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm này và xuất phát từ các đặc điểm này, người cán bộ Hội cơ sở xác định mục đích, nội dụng, phương pháp diễn thuyết phù hợp.

- Chọn chủ đề cho bài diễn thuyết:

Công tác vận động, thuyết phục của người cán bộ Hội cơ sở có mục đích là cung cấp cho hội viên, phụ nữ những thông tin, kiến thức mới; hình thành, củng cố niềm tin và cổ vũ, khơi dậy tính tích cực hành động của hội viên, phụ nữ. Vì vậy, chủ đề bài diễn thuyết trước công chúng hội viên, phụ nữ có thể được chọn từ những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình, kỹ năng sống… Chủ đề của bài nói cũng có thể lựa chọn từ những vấn đề thuộc quan điểm, đường lối của Đảng hay chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, dù là chủ đề nào thì nội dung bài diễn thuyết cũng phải đồng thời đạt được các yêu cầu sau:

Một là, bài diễn thuyết phải mang đến cho đối tượng hội viên, phụ nữ những thông tin, kiến thức mới, hấp dẫn.

Hai là, nội dung chủ đề diễn thuyết phải mang tính thiết thực, đáp ứng nhu cầu thông tin, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ.

Ba là, chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính thời sự, cấp thiết tức là nó phải đề cập đến những vấn đề đang tác động lớn đến dư luận xã hội, những vấn đề mà hội viên, phụ nữ đang quan tâm.

Bốn là, nội dung chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính giáo dục tư tưởng, tức là nó phải góp phần giáo dục tư tưởng cho người nghe, góp phần giúp cho người nghe hiểu đúng đường lối, chính sách, pháp luật và quyết tâm thực hiện.

* Xây dựng đề cương bài diễn thuyết:

- Đề cương là văn bản mà dựa vào đó người cán bộ Hội cơ sở tiến hành buổi diễn thuyết trước số đông đối tượng hội viên, phụ nữ. Đề cương bài diễn thuyết cần đạt tới các yêu cầu sau:

10 0 3

+ Phải thể hiện mục đích vận động, thuyết phục. Đề cương là sự cụ thể hóa mục đích vận động, thuyết phục bằng các phần, các mục, các luận điểm, luận cứ, luận chứng.

+ Phải chứa đựng, bao hàm nội dung vận động, thuyết phục một cách logic.

Cần xây dựng nhiều phương án của đề cương, từ đó chọn phương án tối ưu. Phương án tối ưu là phương án phù hợp với một đối tượng hội viên, phụ nữ cụ thể, xác định.

Quá trình xây dựng đề cương có thể thay đổi, bổ sung hoàn thiện dần từ thấp đến cao, từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết. Đối với những vấn đề quan trọng, phát biểu trước những đối tượng hội viên, phụ nữ có trình độ học vấn, trình độ văn hóa cao, đề cương được chuẩn bị càng chi tiết càng tốt.

- Các phần của bài diễn thuyết gồm:

+ Phần mở đầu: là phần nhập đề cho chủ đề bài diễn thuyết, là phương tiện giao tiếp ban đầu với người nghe, kích thích sự hứng thú của người nghe đối với nội dung bài diễn thuyết. Phần này tuy ngắn nhưng rất quan trọng.

Yêu cầu đối với phần này phải tự nhiên và gắn với các phần khác trong bố cục toàn bài cả về nội dung và phong cách ngôn ngữ; ngắn gọn, độc đáo và tạo sự hấp dẫn đối với người nghe.

+ Phần chính: đây là phần dài nhất, quan trọng nhất, quy định chất lượng của bài diễn thuyết, là phần bao hàm, phát triển nội dung diễn thuyết một cách toàn diện, sâu sắc. Chức năng đặc trưng của phần chính của bài diễn thuyết là lôi cuốn ý nghĩ, kích thích tư duy của họ bằng sức thuyết phục của logic trình bày.

Yêu cầu của phần chính:

• Bố cục chặt chẽ, được trình bày lập luận theo những quy tắ, phương pháp nhất định.

• Tính xác định, tính nhất quán và tính có luận chứng. • Tính tâm lý, tính sư phạm.

+ Phần kết luận: là phần không thể thiếu trong cấu trúc một bài diễn thuyết. Nó làm cho bố cục bài diễn thuyết trở nên cân đối, logic, có tác dụng khái quát và nhấn mạnh điều đã nói.

10 0 4

Phần kết luận có các chức năng đặc trưng sau: • Tổng kết những vấn đề đã nói.

• Củng cố và làm tăng ấn tượng về nội dung bài nói.

• Đặt ra trước người nghe những nhiệm vụ nhất định và kêu gọi họ đi đến hành động.

Kết luận phải đạt tới yêu cầu ngắn gọn, giàu cảm xúc nhưng tự nhiên, không giả tạo, được sử dụng để kết thúc bài diễn thuyết.

2.2.2.2. Tiến hành diễn thuyết - Thể hiện phần mở đầu

Phần mở đầu của bài diễn thuyết cần giới thiệu chủ đề, thiết lập mối quan hệ với người nghe và thu hút sự chú ý.

Có rất nhiều cách mở đầu bài nói chuyện, tuỳ vào nội dung mà có thể chọn một trong những cách sau đây:

+ Vào đề trực tiếp: nhắc lại tên nội dung, nói rõ mục đích và những vấn đề chính của buổi diễn thuyết;

+ Vào đề theo lối tương phản: bài diễn thuyết bắt đầu bằng việc nhấn mạnh sự mâu thuẫn, để gây chú ý;

+ Vào đề từ từ theo lối kể chuyện; + Vào để bằng cách đặt câu hỏi;

+ Đưa ra những con số thống kê, những số liệu gây chú ý;

+ Vào đề bằng cách trích dẫn: một câu trích dẫn thích hợp có thể là một mở đầu thú vị hay bằng một câu chuyện cười...v.v.

Khi vào đề, bắt đầu nói, cần tránh mấy điều sau:

+ Vào đề quá dài có thể làm người nghe hoang mang, ảnh hưởng không tốt tới bài phát biểu;

+ Vào đề không ăn nhập với nội dung bài diễn thuyết;

+ Vào đề thiếu tự tin bằng những lời biện hộ hoặc lời xin lỗi.

- Thể hiện nội dung

Khi diễn thuyết cần chú ý sử dụng những kỹ năng sau:

10 0 5

+ Phép tam đoạn luận: bao giờ người nói cũng nhấn mạnh ba trọng tâm cơ bản của mọi vấn đề:

• Giúp người nghe nhận thức vấn đề: cần có cơ sở lý luận sắc bén, lời lẽ trong sáng, đơn giản, d hiểu, thông tin đầy đủ. Luôn định nghĩa đúng rồi phân tích, xử lý và chọn lọc các thông tin một cách nhuần nhuyễn, sắp xếp theo trật tự, logic, liên kết các vấn đề với nhau chặt chẽ, ý tứ ngắn gọn, hợp lý.

• Giúp người nghe hình thành cảm xúc: khi người diễn thuyết đưa ra bất kỳ một luận điểm nào cần có ví dụ thực tế minh họa luôn cho luận điểm đó. Nên sử dụng nhiều hình ảnh sống động, câu chuyện cảm động đi vào lòng người để khuấy động đến cảm xúc của người nghe.

• Giúp cho người nghe biến những nhận thức và cảm xúc có được từ bài diễn thuyết vào hành động thực ti n cụ thể. Cần gợi ý cho người nghe các giải pháp cụ thể để khắc phục các vấn đề thực tế đó.

+ Phép song quan: Để người nghe nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, thì người diễn thuyết khi đưa ra thực trạng của vấn đề bao giờ cũng phải lập luận hai mặt của vấn đề, hai mặt đó là:

• Luận điểm - phản luận điểm. • Mọi cái có lý bắt nguồn từ vô lý.

• Có giả thì phải có thật; có dở thì phải có hay; có sai thì phải có đúng; có xấu thì phải có đẹp.v.v...

+ Phép quy nạp, phép di n dịch, phép ngoại suy: Trong diễn thuyết cần chú ý vận dụng làm rõ:

• Cái riêng - cái chung; cái chung - cái riêng. • Cái toàn thể - cái cá biệt.

• Cái riêng - cái riêng.

+ Phép thơ mộng trong diễn thuyết: Đưa yếu tố văn hóa, cái hay, cái đẹp của con người vào trong bài diễn thuyết, qua các câu chuyện lịch sử, các giá trị văn hóa, các danh ngôn, ngạn ngữ… liên quan đến chủ đề.

10 0 6

+ Phép quy chiếu: Trình bày trúng đặc điểm tâm lý hiện hữu của người nghe, luôn biết được người nghe đang cần gì, muốn gì, và cảm thấy gì để nói đúng vào cái mà họ đang cần. Khi diễn thuyết cố gắng đưa vào những vấn đề của thực tiễn.

- Thể hiện phần kết

Trong khoảng thời gian tập trung vào phần thân bài, người nghe có thể mất tập trung nên người nghe có thể không tiếp thu được toàn bộ thông tin mà ta diễn thuyết. Kết luận giúp người nghe tóm tắt lại những ý chính ta đã trình bày và hơn nữa kết luận chính là thông điệp cuối cùng ta gửi đến thính giả.

Với thông điệp cốt lõi này, thính giả có thể liên tưởng đến toàn bộ phần nội dung của bài diễn thuyết.

+ Thông báo trước khi kết thúc + Tóm tắt điểm chính

+ Thách thức và kêu gọi

Tóm lại, để thành công bài diễn thuyết phải có 5 yếu tố sau: (FIRES) - Mới (Fresh);

- Cung cấp thông tin (Informative); - Có liên quan (Relevant);

- Nhiệt tình (Enthusiastic); - Nội dung (Story).

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w