MỘT SỐ KỸ NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỤ THỂ

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 51 - 55)

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

3. MỘT SỐ KỸ NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỤ THỂ

BIỆN XÃ HỘI CỤ THỂ

3.1.1. Quy trình giám sát chung

Xây dựng hoạt động giám sát năm 2021 của Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở Bước 1: Xây dựng kế hoạch giám sát

Vào đầu quý IV năm 2020, Ban Thường vụ Hội Liên Hiệp phụ nữ cơ sở xây dựng kế hoạch giám sát năm 2021.

Dự thảo kế hoạch giám sát phải thống nhất với Ban Thường vụ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở. Báo cáo đảng ủy và ủy ban nhân dân, thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giám sát.

Kế hoạch giám sát có các nội dung sau: + Mục đích, yêu cầu giám sát;

+ Nội dung, hình thức giám sát: Lựa chọn một hoặc 2 hoặc nhiều chủ đề, nội dung giám sát của năm, xác định hình thức cụ thể.

Ví dụ: Xây dựng kế hoạch giám sát năm 2021 có thể chọn nội dung giám sát: việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; việc thực hiện chính sách tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi; Thực hiện Luật bình đẳng giới.

+ Đối tượng giám sát;

+ Chủ thể tiến hành giám sát

+ Thành phần tham gia đoàn giám sát; + Thời gian, địa điểm giám sát;

+ Phân công trách nhiệm thành viên tham gia giám sát. Bước 2: Tổ chức giám sát

Tổ chức giám sát theo kế hoạch giám sát hằng năm.

Bước 3: Ban hành văn bản kiến nghị sau giám sát, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết.

3.1.2. Quy trình tổ chức đoàn giám sát do Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sởlàm chủ trì làm chủ trì

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em

Bước 1: Xây dựng kế hoạch giám sát *Mục đích, yêu cầu

- Mục đích: Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt khi thực hiện giám sát xã hội. Ví dụ Nâng cao nhận thức về phòng, chống xâm hại trẻ em; thông qua giám sát chủ động phát hiện, đề xuất kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm Luật trẻ em. Vận động nhân dân tích cực thực hiện chính sách, pháp luật về chăm lo, bảo vệ trẻ em.

- Yêu cầu:Hoạt động giám sát phải được tiến hành đúng quy định, nghiêm túc, khách quan. Các tổ chức, cơ quan được giám sát chuẩn bị báo cáo, tài liệu đầy đủ.

* Nội dung giám sát:

+ Triển khai thực hiện Luật trẻ em năm 2016; Nghị định số 56/2017/NĐ- CP ngày 09/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Các văn bản liên quan tại địa phương, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em theo quy định.

+ Khảo sát thực tế thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em theo Luật trẻ em trên địa bàn giám sát.

* Đối tượng giám sát: Ủy ban nhân dân xã, Trạm y tế và một số cá nhân có liên quan.

* Phạm vi giám sát: Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn giám sát. Quy định thời điểm đối tượng giám sát báo cáo.

* Phương pháp, hình thức giám sát - Khảo sát thực tế.

- Nghiên cứu tài liệu, nghe báo cáo, trao đổi trực tiếp với Ủy ban nhân dân xã, Trạm y tế, các bộ phận chức năng có liên quan.

- Thống nhất kết luận nội dung giám sát. * Thành phần tham gia giám sát;

- Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở- trưởng đoàn

- Mời các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia Đoàn giám sát làm thành viên.

* Thời gian, địa điểm:

Thống nhất thời gian, địa điểm cụ thể.

* Phân công trách nhiệm của thành viên đoàn giám sát: phân công thành viên tham mưu nội dung giám sát, cử thư ký, tổng hợp kết quả giám sát.

* Trách nhiệm của đối tượng giám sát:

- Chuẩn bị tài liệu, văn bản, báo cáo có liên quan đến nội dung giám sát. Báo cáo về những nội dung theo yêu cầu của đoàn giám sát.

- Mời các tổ chức, cá nhân có liên quan làm việc với đoàn giám sát. - Trao đổi những vấn đề có liên quan theo đề nghị của đoàn giám sát.

* Dự trù kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết phục vụ hoạt động của đoàn giám sát.

Bước 2: ban hành và thông báo quyết định thành lập đoàn giám sát

- Ban hành quyết định thành lập đoàn giám sát.

- Gửi đến Ủy ban nhân dân, Trạm y tế xã, cá nhân có liên quan chậm nhất 15 ngày trước ngày đoàn giám sát làm việc.

- Trưởng đoàn thông báo kế hoạch giám sát, thu thập thông tin có liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Gửi báo cáo của Ủy ban nhân dân, Trạm y tế và các tài liệu liên quan đến các thành viên đoàn giám sát để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến và thống nhất nội dung làm việc cụ thể của đoàn.

Bước 3: Đoàn giám sát làm việc với Ủy ban nhân dân xã, Trạm y tế, cá nhân có liên quan

- Trưởng đoàn thông báo kế hoạch, quyết định thành lập đoàn, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, phương thức, chương trình làm việc.

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo nội dung về thực hiện hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em theo yêu cầu của đoàn giám sát.

- Các thành viên đoàn giám sát phát biểu ý kiến. Có thể yêu cầu giải trình, cung cấp thêm thông tin, tài liệu.

- Đại diện Ủy ban nhân dân, trạm y tế báo cáo bổ sung, giải trình làm rõ ý kiến của các thành viên đoàn giám sát. Có thể nêu kiến nghị với đoàn (nếu có).

- Trưởng đoàn giám sát kết luận cuộc làm việc. - Khi cần thiết có thể khảo sát thực tế.

- Cử thư ký ghi chép đầy đủ chính xác các nội dung làm việc của đoàn giám sát.

Bước 4: Báo cáo kết quả giám sát và kiến nghị sau giám sát

Chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày kết thúc làm việc với Ủy ban nhân dân, Trạm ý tế, Trưởng đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát gửi Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở.

- Căn cứ báo cáo kết quả giám sát, Ban Thường vụ Hội kết luận về nội dung giám sát và có văn bản kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân, Trạm y tế, gửi đảng ủy và Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện.

Bước 5: Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát

Theo dõi việc trả lời và tổ chức thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban nhân dân , trạm ý tế. Nếu chưa trả lời cần trao đổi, đôn đốc thực hiện theo quy định.

3.1.2. Phản biện xã hội dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)Bước 1:Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội dự thảo Bước 1:Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội dự thảo

(1).Mục đích, yêu cầu

- Mục đích: Đề xuất, sửa đổi một số nội dung của dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi) có liên quan đến bình đẳng giới.

- Yêu cầu: Bảo đảm đúng quy chế. (2).Đối tượng, nội dung phản biện

- Nội dung: Toàn bộ dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi). Tập trung một số điều khoản liên quan đến lao động nữ, bình đẳng giới.

- Đối tượng: Dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi). - Phạm vi: Góp ý dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi). (3).Phương pháp phản biện xã hội

- Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Hội cơ sở.

- Tổ chức lấy ý kiến phản biện của hội viên, phụ nữ, nữ công nhân lao động thông qua sinh hoạt chi Hội, tổ phụ nữ.

- Tổ chức các hội nghị phản biện xã hội, có sự tham gia của các cơ quan, các ngành có liên quan, các doanh nghiệp, nữ công nhân lao động…

Bước 2: Thu thập những thông tin, sắp xếp, tổng hợp thông tin.

- Nghiên cứu văn bản, tài liệu, tổ chức tọa đàm, hội nghị góp ý, gửi văn bản lấy ý kiến, khảo sát thực tế về dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi).

- Chọn lọc ý kiến của phụ nữ, nam giới gửi đăng báo địa phương, Báo phụ nữ Việt Nam, Website của hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Phước.

Bước 3: Viết văn bản phản biện xã hội

Viết trên cơ sở thông tin đã sắp xếp, phân loại theo nội dung phản biện xã hội.

C. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 51 - 55)