Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế và thị trường lao động của phụ nữ Việt Nam

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 60 - 64)

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ SÁNG TẠO KHỞI NGHIỆP, PHÁT TRIỂN KINH TẾ, BẢO VỆ MÔ

1.2.1. Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế và thị trường lao động của phụ nữ Việt Nam

1.2.1. Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế và thị trường lao động củaphụ nữ Việt Nam phụ nữ Việt Nam

Theo Tổng cục thống kê (2017) - Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2016, phụ nữ chiếm 50.6% dân số và 48.3% lực lượng lao động. Phụ nữ chiếm 50.2% lực lượng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp. Phụ nữ nhiệt tình hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, giúp nhau giảm nghèo, vươn lên bảo vệ môi trường, thay đổi diện mạo nông thôn. Chị em tích cực ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, có giá trị cao, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngày càng xuất hiện nhiều điển hình nữ nông dân mạnh dạn, năng động, làm giàu ngay chính trên quê hương mình.

Cùng với sự chyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của đất nước, phụ nữ tham gia ngày càng ngày càng đông vào các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, da giày điện tử, thương mại, tài chính, ngân hàng. Tỷ lệ lao động nữ trong lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm 54.4%, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm chiếm 52.6% (Nguồn : Tổng cục thống kê 2017, Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2016).

Lao động nữ Việt Nam ngày càng tích cực tham gia hoạt động kinh tế. Theo số liệu tại Báo cáo điều tra lao động – việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2017, tỷ lệ lao động nữ tham gia xuất khẩu lao động hàng năm chiếm 33-34%. Tỷ lệ lao động nữ trong các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao đạt 34%. Hơn 41% số chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh, hơn 20% chủ doanh nghiệp là nữ. Nhiều nữ doanh nhân được trao các giải thưởng góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động. Để có được kết quả này, nhiều bộ, ngành địa phương đã đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, về Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm...Sự ra đời của các trung tâm giới thiệu việc làm tại các tỉnh, thành phố đã có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động phát triển thị trường lao động ở địa phương như tham gia hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, tham gia tổ chức ngày hội

tuyển dụng, cung cấp thông tin việc làm đến các địa bàn phường xã, quan tâm đến các đối tượng lao động nữ ở khu vực nông thôn.

1.2.2. Những khó khăn

Lao động nữ chiếm số đông trong những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp, điều kiện lao động nghèo nàn, thời gian lao động kéo dài và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. - Viện nghiên cứu Lao động - xã hội (ILSSA) từ “Điều tra lao động và Việc làm quý 2/2015” của Tổng Cục thống kê. Theo ILSSA, lao động nữ chủ yếu làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương hơn nhiều hơn so với lao động nam, cụ thể là quý 2 năm 2015, tỷ lệ lao động nữ làm các công việc lao động gia đình không hưởng lương là 24.6%, cao gần gấp đôi so với 12.3% của lao động nam.

Theo Báo cáo điều tra lao động – việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2017, tỷ lệ lao động nữ không có chuyên môn kỹ thuật và nữ công nhân kỹ thuật không có bằng cấp chiếm khoảng 80,8%, trong khi tỷ lệ này ở lao động nam chỉ ở mức 75,8%. Báo cáo cũng cho thấy, ngoại trừ sơ cấp nghề, tỷ lệ lao động nữ đã qua trung cấp nghề, cao đẳng nghề và đại học cao hơn hẳn so với nam. Điều này cho thấy, sự hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật đã không còn là những tác nhân quan trọng kìm hãm việc phát huy vai trò và tiềm năng của lao động nữ.

Quyền của lao động nữ trong tuyển dụng, đào tạo, ký kết hợp đồng lao động thường bị vi phạm dưới hình thức những quy định mang tính ngoại lệ như ưu tiên tuyển lao động nam, hoặc ưu tiên những người có khả năng đi công tác xa. lao động nữ chưa được đối xử bình đẳng trong tuyển dụng, những lý do như trách nhiệm sinh đẻ và nuôi con nhỏ, mặt khác, mức chi phí đầu tư cho một lao động nữ tăng từ 5% đến 15% so với lao động nam, nên các chủ doanh nghiệp rất hạn chế trong việc sử dụng lao động nữ. Một số doanh nghiệp có hiện tượng áp đặt khoảng thời gian tối thiểu làm việc tại doanh nghiệp để lập gia đình hoặc sinh con đối với lao động nữ nếu được tuyển dụng vào làm việc. Lao động nữ thường được các doanh nghiệp ở những ngành nông nghiệp, dệt may da giày, chế biến thuỷ sản… tuyển dụng và sử dụng nhiều. Nội dung thông báo tuyển dụng, thường

chỉ bao gồm nghề, công việc, số lượng cần tuyển mà không nêu rõ thời hạn hợp đồng hay mức lương và điều kiện làm việc… Những điểm này thường được các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ghi là “thoả thuận với người lao động”, nhưng thực chất là không rõ ràng trong suốt quá trình lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân làm sai các loại hợp đồng hoặc chỉ giao kết hợp đồng bằng miệng mà không ký kết bằng văn bản.

1.2.1.2. Những khó khăn

Lao động nữ chiếm số đông trong những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp, điều kiện lao động nghèo nàn, thời gian lao động kéo dài và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. - Viện nghiên cứu Lao động - xã hội (ILSSA) từ “Điều tra lao động và Việc làm quý 2/2015” của Tổng Cục thống kê. Theo ILSSA, lao động nữ chủ yếu làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương hơn nhiều hơn so với lao động nam, cụ thể là quý 2 năm 2015, tỷ lệ lao động nữ làm các công việc lao động gia đình không hưởng lương là 24.6%, cao gần gấp đôi so với 12.3% của lao động nam.

Tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên cũng cao hơn nam thanh niên và xu hướng thiếu việc làm đối với phụ nữ ngày càng phổ biến hơn ở khu vực nông thôn (MOLISA và ILO, 2009/2010).

Trả lương bất bình đẳng giữa nam và nữ cho những công việc có giá trị tương đương vẫn tồn tại: thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 74,5% so với thu nhập của nam giới trong cùng ngành nghề, lĩnh vực; bằng 81,5% so với thu nhập của nam giới cùng trình độ chuyên môn kỹ thuật (TCTK, 2007).

Một số khó khăn khác:

Việc thực hiện quy định lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 1 giờ trong thời gian làm việc rất khó khăn, nếu các doanh nghiệp hay hợp tác xã tổ chức sản xuất theo dây chuyền.

Quy định về tuyển dụng lao động nữ tỏ ra tiến bộ nhưng chỉ mang tính hình thức. Thực tế, người sử dụng lao động bao giờ cũng ưu tiên tuyển lao động nam, thường ký hợp đồng ngắn hạn đối với lao động nữ để dễ dàng chấm dứt hợp

đồng, nhất là sau khi lao động nữ nghỉ thai sản. Có những doanh nghiệp chỉ tuyển lao động nữ đã có con hoặc họ phải cam kết sau 3 năm làm việc mới được sinh con.

Lao động nữ ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thường phải làm thêm giờ rất nhiều. Điều này dẫn đến những tổn hại về sức khỏe, sự thiếu thốn về đời sống tinh thần

Thực tế cho thấy, rất ít doanh nghiệp có đông lao động nữ được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Một phần của tài liệu tài liệu tham khảo bài giảng lớp bồi DƯỠNG NGUỒN CHỦ TỊCH hội LIÊN HIỆP PHỤ nữ cơ sở năm 2022 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w