Dựa vào những nghiên cứu trước đây, ta có thể nhận thấy yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tiếp theo chính là điều kiện học tập.
Điều kiện chỉ ra rằng học tập dựa trên sự liên kết của các tác nhân kích thích (thơng tin) và sự phản ánh (hành vi hoặc cảm xúc) (Hành vi khách hàng, ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, NXB Trường Đại học Mở TP.HCM, 2009). Điều kiện học tập là thông qua sự tiếp nhận các tác nhân kích thích và sự phản hồi thích hợp, chúng ta hiểu rằng chúng có thể liên kết hoặc
25
khơng liên kết. Có hai lý thuyết điều kiện học tập đó là: lý thuyết điều kiện cổ điển và lý thuyết điều kiện hoạt động.
Lý thuyết điều kiện cổ điển là tiến trình sử dụng sự thiết lập mối quan hệ giữa tác nhân kích thích và phản hồi để đem đến cho quá trình học tập một phản ứng tương tự đối với các tác nhân kích thích khác. Lý thuyết này được sử dụng hầu hết trong trường hợp tình huống tác động thấp.
Lý thuyết điều kiện hoạt động khác biệt với lý thuyết cổ điển trong phương thức, vai trò và số lượng thời gian củng cố. Sự củng cố thực hiện vai trò lớn hơn trong lý thuyết điều kiện hoạt động so với lý thuyết điều kiện cổ điển. Điều kiện quan trọng đầu tiên là chủ thể phải được gây ra sự ham muốn, sau đó hành vi sẽ được củng cố thêm, thúc đẩy quá trình học tập (Hành vi khách hàng, ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, NXB Trường Đại học Mở TP.HCM, 2009).
Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết thứ năm như sau:
H5: Điều kiện học tập có ảnh hưởng tích cực đến động lực học tập trực tuyến trên ứng dụng Zoom của sinh viên khoa QTKD trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
26 H5 +
H4 + H3 +
H2 +