Thảo luận kết quả phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến trên ứng dụng zoom của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU

4.3 Thảo luận kết quả phân tích dữ liệu

Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu, nghiên cứu muốn đưa ra các thảo luận liên quan đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM, kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM từ tổng quan lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan đó là: Mơi trường tương tác học tập trực tuyến (1); Phương pháp giảng dạy trực tuyến (2); Đặc tính người học trực tuyến (3); Gia đình và bạn bè (4); Điều kiện học tập trực tuyến (5).

Sau quá trình tiến hành nghiên cứu, trao đổi thảo luận cùng chuyên gia, cuối cùng có 29 biến quan sát được sử dụng để đo lường 5 khái niệm. Có 200 bảng câu hỏi được đưa đến tay các sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM, cuối cùng có 182 bảng câu hỏi được nhận về và thu lại 177 bảng câu hỏi hợp lệ, phù hợp để tiến hành phân tích.

Tiếp theo quá trình nhập liệu vào SPSS tác giả đã nghiên cứu tiến hành đánh giá đặc điểm mẫu khảo sát, phân tích thống kê mơ tả các biến đo lường, sau đó tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy, phân tích phương sai ANOVA.

72

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ quan trọng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên là khác nhau, đều này được thể hiện thông qua tầm quan trọng của số Beta trong phương trình hồi quy, phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa như sau: ĐL= 0, 289*DT + 0, 245*ĐK + 0, 108*GD

Xếp theo mức độ ảnh hưởng thì có đặc tính người học trực tuyến ảnh hưởng nhiều nhất đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM. Xếp ở thứ 2 là điều kiện học tập trực tuyến và xếp cuối cùng là gia đình và bạn bè cụ thể như sau:

Đặc tính người học trực tuyến: có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0, 289 > 0 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này cho thấy đặc tính người học tập trực tuyến có ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM. Trong điều kiện yếu tố không thay đổi, nếu đặc tính người học tập trực tuyến tăng thêm 1 đơn vị thì động lực học tập trực tuyến của sinh viên sẽ tăng thêm 0,289 điểm. Ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2020).

Điều kiện học tập trực tuyến: có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0, 245 > 0 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này cho thấy điều kiện học tập trực tuyến có ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM. Trong điều kiện yếu tố không thay đổi, nếu điều kiện học tập trực tuyến tăng thêm 1 đơn vị thì động lực học tập trực tuyến của sinh viên sẽ tăng thêm 0,245 điểm. Ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2020).

Gia đình và bạn bè: có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,108 > 0 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này cho thấy gia đình và bạn bè có ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM. Trong điều kiện yếu tố không thay đổi, nếu gia đình và bạn bè tăng thêm 1 đơn vị thì động lực học tập trực tuyến của sinh viên sẽ tăng thêm 0,108 điểm. Ảnh hưởng này giống với kỳ vọng ban đầu. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của (Đỗ

73

Hữu Tài, Lâm Thanh Hiển & Nguyễn Thanh Lâm, 2016); (Zarina, Hamidah Abdul rahman & Azizah Rajab &Shah Rollah Abdul Wahab & Faizah Mohd Nor &Wan, 2017).

Nghiên cứu cũng cho thấy khơng có sự khác nhau rõ ràng về động lực học tập trực tuyến của sinh viên theo đặc điểm giới tính, nhóm sinh viên, hệ đào tạo điều này cho thấy động lực học tập trực tuyến của sinh viên không phụ thuộc vào các yếu tố này.

Từ kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mơ hình lý thuyết đối với động lực học tập trực tuyến của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM, cũng như các giả thuyết đưa ra là phù hợp với thực tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4:

Chương 4 đề cặp những thực trạng trong học tập trực tuyến hiện nay, đưa ra các kết quả nghiên cứu từ những phân tích Cronbach Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy, phân tích ANOVA. Làm tiền đề để đưa ra hàm ý quản trị đến chương 5.

74

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến trên ứng dụng zoom của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)