Phân tích hồi quy và tương quan (Pearson)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến trên ứng dụng zoom của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.3 Phân tích hồi quy và tương quan (Pearson)

Q trình phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc thông

qua ma trận hệ số tương quan Pearson. Điều kiện để phân tích hồi quy là phải có tương quan giữa các biến độc lập với nhau và tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Bước 2: Xây dựng và kiểm định mơ hình hồi quy của các biến

Đánh giá độ phù hợp (mức độ giải thích) của mơ hình bằng hệ số xác định R2 (R Squared) trong bảng Correlations. R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) không phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mơ hình được sử dụng thay thế R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy bội. Theo nhiều lý thuyết, R2 phải lớn hơn 50%. Nhưng theo nghiên cứu (S Chatterjee & AS Hadi, 2015) nếu mơ hình dùng để dự báo thì mới cần điều kiện trên cịn nếu với mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng thì R2 khơng có nhiều ý nghĩa. Sau đó, kiểm định độ phù hợp của mơ hình để lựa chọn mơ hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp

44

phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: (khơng có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập 𝛽1=𝛽2=𝛽3=𝛽𝑛=0).

Nếu trị thống kê có Sig rất nhỏ (< 0.05) thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Bước 3: Kiểm tra vi phạm các giả định trong hồi quy

Mơ hình hồi quy được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm các giả định. Vì thế, sau khi xây dựng được phương trình hồi quy, cần phải kiểm tra các vi phạm giả định cần thiết sau đây: Công cụ được sử dụng để kiểm tra giả định không có tương quan giữa các phần dư đại lượng thống kê D (Durbin - Watson), hoặc đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter). Cơng cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì quy tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến trên ứng dụng zoom của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)