CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU
4.1.1 Thực trạng học tập trực tuyến tại Việt Nam hiện nay
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo là vấn đề cần chú trọng hàng đầu, có thể xem là quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Các phần mềm hiện nay được xây dựng ngày càng nhiều nhờ tận dụng môi trường internet. Các ứng dụng được xây dựng có tính năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào địa lý hay hệ điều hành, tạo điều kiện cho con người có thể trao đổi, học hỏi, tìm kiếm thơng tin, chia sẻ những kiến thức hay bổ ích, … Mơi trường học tập trực tuyến trở nên thuận lợi hơn nhờ có các ứng dụng tiếp nối người dùng internet này. Trong đó, Zoom là một ứng dẫn đầu theo báo cáo Magic Quadrant của Gartner về Giải pháp cuộc họp trong năm 2019. Ưu điểm điển hình là việc kết nối dễ dàng, khơng mất phí sử dụng, cho phép sử dụng cuộc họp miễn phí hơn nửa giờ đồng hồ. Với những công dụng đặc biệt mà Zoom mang lại đã kích thích người dùng sử dụng Zoom để phục vụ cho việc học tập trực tuyến. Đặc biệt đầu năm 2019 khi đại dịch Covid-19 bùng phát, việc đi lại người người dân bị hạn chế, học sinh và sinh viên phải nghỉ học hàng loạt, chương trình giáo dục bị trì hỗn nghiêm trọng nhất từ trước đến đây. Khoảng 50% các trường đại học Việt Nam đã triển khai đào tạo trực tuyến với nhiều mức độ khác nhau như một hình thức xoay trở trong đại dịch Covid-19 nhằm hạn chế gián đoạn chương trình. Tính đến ngày 13-4-2020, có khoảng 110/240 trường đại học tại Việt Nam đã triển khai hình thức đào tạo trực tuyến, theo số liệu thống kê của vụ Giáo dục đại học thuộc bộ Giáo dục Đào tạo. Cụ thể, 110 trường này bao gồm 63 trường công lập (khoảng 43% tổng số trường cơng lập), 42 trường ngồi cơng lập (khoảng 70% tổng số trường ngồi cơng lập) và 5 trường có vốn đầu tư nước ngồi (100% trường có vốn nước ngồi). Cịn lại 104 trường chưa đào tạo trực tuyến, gồm 86 trường công lập (57% trường công lập) và 18 trường ngồi cơng lập (30% trường ngồi cơng lập). Ngồi ra, 33 trường khối an ninh – quốc phòng đều học tập trung, không đào tạo trực tuyến.
47