CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết (Nghiên cứu định tính)
Nghiên cứu sơ bộ
Điều chỉnh thang đo
Nghiên cứu định lượng
Kiểm tra Cronbach’s alpha
Phân tích EFA
Phân tích hồi quy
Thang đo nháp
Thang đo chính thức
Thang đo hoàn chỉnh Xác định đề tài nghiên cứu
Thu thập thơng tin
Đưa ra giải pháp Phân tích phương sai ANOVA
30 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn, một số hiểu biết về đề tài, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập trực tuyến trên ứng dụng Zoom của sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, xem nó như là vấn đề trung tâm cho nội dung toàn bài báo cáo.
Bước 2: Thu thập thông tin
Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập thông tin thông qua các trang báo, tạp chí, sách, Internet, hỏi ý kiến chuyên gia. Quá trình lựa chọn thơng tin cần đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao, loại bỏ các thông tin không cần thiết để tập trung vào những vấn đề trọng tâm nhất và phù hợp nhất.
Bước 3: Cơ sở lý thuyết (Nghiên cứu định tính)
Các cơ sở lý luận và giả thuyết được tìm hiểu thơng qua tham khảo chuyên gia, khảo sát thực tế, các dữ liệu thứ cấp khác...). Các thông tin này u cầu độ tin cậy cao vì càng chính xác, phù hợp thì cơng việc nghiên cứu và xử lý số liệu càng thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Dựa vào cơ sở lý thuyết tiến hành thang đo nháp.
Bước 4: Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua bước nghiên cứu định tính. Bên cạnh việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan trong và ngoài nước, tác giả tranh thủ tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ.
Bước 5: Điều chỉnh thang đo.
Sau khi tham khảo ý kiến của TS. Bùi Văn Quang và phân tích tài liệu tham khảo, tác giả đã thống nhất các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu. Bảng khảo sát câu hỏi lúc này
31
gồm bốn khái niệm: (1) Môi trường tương tác học tập trực tuyến, (2) Phương pháp giảng dạy trực tuyến, (3) Đặc tính người học trực tuyến, (4) Gia đình và bạn bè, (5) Điều kiện học tập và một biến phụ thuộc là Động lực học tập trực tuyến.
Đây được xem là q trình quan trọng có tính bước ngoặc trước khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ. Để đưa ra thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng cho đề tài.
Bước 6: Nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thông qua bảng câu hỏi chính thức với cơng cụ Google docs với kích thước mẫu dự kiến n = 145 quan sát. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS.20 giữ liệu trong nghiên cứu được dùng để đánh giá các thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết cùng các giả thuyết đặt ra. Tất cả các số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát sẽ được mã hóa, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Bước 7: Kiểm tra Cronbach’s Alpha
Để đảm bảo độ tin cậy thang đo, những biến quan sát này phải có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) dùng để rút gọn và tóm tắt các dữ liệu. Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố > 0,5, hệ số này dùng để phân nhóm các nhân tố. Sau mỗi lần phân nhóm, tiến hành xem xét hệ số KMO phải thuộc khoảng [0,5; 1] và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Bước 8: Phân tích EFA
Sau bước đầu kiểm định độ tin cậy của hệ số Cronbach's Alpha, sau đó bắt đầu phân tích nhân tố khám phá (EFA-Exploratory Factor Analysis) nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu giúp cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.
Bước 9: Phân tích hồi quy
Trong phân tích hồi quy, chúng ta cần ước lượng quan hệ toán học giữa các biến. Những mối quan hệ lúc này còn được gọi là mối quan hệ hàm số. Chúng cố gắng mô tả các biến
32
độc lập giải thích tác động lên biến phụ thuộc như thế nào. Qua những dữ liệu, tìm ra một đường phù hợp nhất, sát nhất với các quan sát để sao cho có thể biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến độc lập và biến phụ thuộc một cách đáng tin cậy nhất.
Bước 10: Phân tích phương sai ANOVA
Phân tích phương sai được dùng như là một công cụ để xem xét ảnh hưởng của một hay một số yếu tố nguyên nhân (định tính) đến một yếu tố kết quả (định lượng). Từ kết quả phân tích ANOVA cho thấy được giới tính, ngành học, hệ đào tạo, nhóm sinh viên có hay khơng có sự khác biệt trong động lực học trực tuyến.
Bước 11: Đưa ra giải pháp, kiến nghị