Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hóa công sở tại ubnd huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HĨA CƠNG SỞ

1.4. Vai trò của văn hóa cơng sở

1.4.2. Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp

Văn hóa cơng sở là điều tác động chính đến các thành viên trong cơ quan, tổ chức thông qua các nội quy, quy chế làm việc cũng như môi trường làm việc được quy định thành văn hay bất thành văn. Đồng thời, văn hóa cơng sở cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ và cách làm việc của mỗi cán bộ nhân viên trong công tác giải quyết các công việc của cơ quan. Như vậy, để xây dựng được tác phong làm việc chuyên nghiệp thì mỗi CBCC, nhân viên trong cơ quan và đơn vị phải tự xây dựng cho mình những tác phong làm việc sau:

* Cách để xây dựng tác phong làm việc

Để xây dựng được tác phong làm việc chun nghiệp thì địi hỏi mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan phải lập ra cho mình một kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Trong bản kế hoạch ấy, mỗi cá nhân sẽ biết mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu và kết quả thu được là như thế nào. Đồng thời, việc lập kế hoạch trước khi thực hiện một cơng việc nào đó cũng sẽ giúp cho mỗi CBCC trong cơ quan, đơn vị thể hiện thái độ làm việc chủ động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao.

* Tinh thần trách nhiệm

Để hoàn thành tốt một công việc nào đó thì tinh thần trách nhiệm phải được chúng ta đặt lên hàng đầu. Nếu cá nhân nào đó cho rằng, tơi làm cơng việc nay là vì cơ quan, cơng việc này vốn thuộc về cơ quan và là công việc của chung nên họ chẳng cần phải có trách nhiệm gì; thực sự đó là một suy nghĩ vơ cùng sai lệch. Bởi vì nếu trong cơng việc mà chúng ta khơng có tí trách nhiệm nào thì chất lượng và hiệu quả công việc sẽ không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Nếu trong một tổ chức mỗi cá nhân đều có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt huyết trong cơng việc thì chất lượng làm việc sẽ được nâng lên cao nhất có thể.

23

Nếu cá nhân mong muốn hoàn thành xuất sắc các công việc và trở thành một nhân viên xuất sắc, địi hỏi chính bản thân cá nhân phải có hiểu biết sâu sắc và trình độ nhất định về chính nghề nghiệp của mình. Đồng thời cá nhân phải hiểu và nắm vững các bước cũng như yếu chi tiết về công việc, hoặc các kỹ năng để phục vụ tốt nghề nghiệp đó. Nhưng chỉ có hiểu biết thơi thì chưa đủ, vì kiến thức là vơ hạn và liên tục đổi mới mà sự hiểu biết của con người lại hữu hạn, nếu như không học hỏi và nâng cao các kiến thức thì bản thân cá nhân sẽ bị tụt lại và bị chính tổ chức của mình đào thải. Do đó, mỗi CBCC và nhân viên trong tổ chức đều phải không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức chun mơn của mình để có thể đáp ứng các yêu cầu mới được đặt ra khi giải quyết các công việc.

* Ý thức kỷ luật

Ý thức chấp hành kỷ luật là điều kiện đầu tiên tạo nên sức mạnh, uy tín, chất lượng và hiệu quả khi thực hiện công việc.

Mỗi cơ quan, đơn vị và tổ chức đề có các quy định, nội quy, quy chế riêng trong thực hiện công việc. Đối với các cá nhân là cán bộ, công chức và nhân viên trong tổ chức nào đó thì việc tn thủ các kỷ luật do cơ quan đặt ra là điều tất nhiên. Để thực hiện tốt các kỷ luật ấy khơng có cách nào khác địi hỏi người lao động của tổ chức phải nêu cao tình thần tự giác trong chấp hành kỷ luật.

* Biết cách giao tiếp và ứng xử

Trong cuộc sống cũng như công việc giao tiếp và ứng xử là điều tất yếu cần phải thực hiện để duy trì cuộc sống và các cơng việc thường nhật. Trong bất kỳ công việc hoặc lĩnh vực nào cũng địi hỏi phải có sự giao tiếp qua lại và trao đổi giữa các cá nhân, nhờ có giao tiếp và trao đổi mà sự thành công trong công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với bản thân cá nhân, giao tiếp tốt không chỉ đơn thuần là để tiện cho việc trao đổi mà giao tiếp tốt còn giúp chiếm được niềm tin, tình cảm, sự ủng hộ và giúp đỡ từ những người xung quanh. Nắm bắt nhanh hơn người khác các thơng tin hữu ích là một lợi thế, muốn vậy bản thân cá nhân cần phải có cách giao tiếp tốt để từ đó tạo được nhiều mối quan hệ và từ các mối quan hệ ấy cá nhân sẽ được cung cấp các thơng tin hữu ích đơi khi là nhanh hơn các cá nhân khác rất nhiều; đồng thời lượng thông tin cũng sẽ giúp cho cá nhân có thể hồn thành tốt nhất cơng việc của mình hoặc tránh được những bước khơng cần thiết đối

24

với công việc mà bản thân họ phải gánh vác. Từ những yếu trên ta có thể nhận thấy rằng, giao tiếp là điều kiện và không thể thiếu cho sự thành công của mỗi cá nhân. Để làm được điều đó mỗi cá nhân cần phải “ứng xử thực sự có văn hóa” hay nói cách khác là phải rèn luyện thật nhiều để biết cách giao tiếp trong môi trường công sở của cơ quan, tổ chức. Đây được coi là yếu tố quan trọng giúp cá nhân thành công hơn.

* Trang phục phù hợp

Mặc các trang phục phù hợp là cách để thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp. Mỗi cơng việc khác địi hỏi phải có trang phục khác nhau để phù hợp và tạo sự thoải mái cho chính người mặc trang phục đó khi thực hiện cơng việc của mình. Để có được sự thoải mái ấy khi thực hiện công việc, điều đầu tiên mà bản thân cá nhân cần làm là lựa chọn được trang phục phù hợp với tính chất cơng việc mà cá nhân đảm nhiệm,... Chỉ cần những chú ý nhỏ về trang phục như vậy đã đủ để tạo niềm tin cho các cơ quan và đối tác khi đến cơ quan liên hệ công việc.

Một phần của tài liệu Văn hóa công sở tại ubnd huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)